Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
2.4 trên 22 phiếu

Giải bài tập Sinh học 9

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

Giải bài tập trang 26 bài 8 nhiễm sắc thể Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 9. Câu 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật...

Câu hỏi 1 trang 26 SGK Sinh học 9

Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và NST đơn bội.

Số lượng NST của một số loài

Người             2n= 46; n=23

Tinh tinh        2n=48;  n= 24

Gà                  2n=78;  n= 39

Đậu Hà Lan     2n=14;  n=7

Ngô                 2n=20;  n=10

Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.


Bài 2 trang 26, SGK Sinh học lớp 9

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.

Trả lời:

Mô tả câu trúc điển hình của NST: gồm một nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong bộ thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai.


Bài 3, trang 22, SGK Sinh học lớp 9

Nêu vai trò của NST đổi với sự di truyền các tỉnh trạng.

Trả lời:

NST là cấu trúc mang gen và tự nhân đôi được, nhờ đó các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác