Bài 8.9 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Hình 8.6 vẽ mặt cắt của một con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm để:
A. tiết kiệm đất đắp đê
B. làm thành mặt phăng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lên mặt đê
C. có thể trồng cỏ trên đê, giữ cho đê khỏi bị lở
D. chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.
Giải
=> Chọn D. chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.
Bài 8.10 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thi áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình
A. tăng
B. giảm
C. không đổi
D. bằng không
Trả lời:
=> Chọn B. giảm
Bài 8.11 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình bình 2 là p2 thì:
A. p2 = 3p1
B. p2 = 0,9p1
C. p2 = 9p1
D. p2 = 0,4p1
Giải
=> Chọn B
Vì p1 = d1h1, p2 = d2h2
Lập tỉ số \({{{p_2}} \over {{p_1}}} = {{{d_2}{h_2}} \over {{d_1}{h_1}}} = {{0,6{h_1}.1,5{{\rm{d}}_1}} \over {{d_1}.{h_1}}} = 0,9\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 28, 29 bài 8 áp suất chất lỏng - bình thông nhau Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 8.15: Một ống thủy tinh được bịt kín một đầu bằng một màng cao su mỏng...
Giải bài tập trang 28 bài 8 áp suất chất lỏng - bình thông nhau Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 8.12: Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?...
Giải bài tập trang 30 bài 9 áp suất khí quyển Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 9.1: Càng lên cao, áp suất khí quyển...
Giải bài tập trang 30, 31 bài 9 áp suất khí quyển Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 9.5: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m...