Bài 8.15 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một ống thủy tinh được bịt kín một đầu bằng một màng cao su mỏng. Nhúng ống thủy tinh vào một chậu nước (H.8.8). Màng cao su có hình dạng như thế nào trong các trường hợp sau đây ?
a) Khi chưa đổ nước vào ống thủy tinh.
b) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong áng bằng mực nước ngoài ống.
c) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống.
d) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống
Giải
a) Màng cao su bị cong lên phía trên do áp suất của nước trong chậu gây ra.
b) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ông bằng với mực nước ở ngoài, khi đó áp suất của nước trong ống và ngoài ống cân băng nhau nên màng cao su có dạng phăng.
c) Áp suất của nước ngoài chậu lớn hơn nên màng cao su bị lõm vào trong ống.
d) Áp suất do cột nước trong ông gây ra lớn hơn áp suất của nước ngoài chậu nên màng cao su bị cong xuống phía dưới.
Bài 8.16 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Giải
Áp suất do nước gây ra tại chỗ thủng là: p = d.h = 10 000 . 2,8 = 28 000N/m2
Lực tối thiểu để giữ miếng vá là F = p.s = 28 000 . 0,015 = 420N.
Bài 8.17 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Chuyện vui về thí nghiệm thùng tô-nô của Pa-xcan.
Vào thế kỉ thứ XVII, nhà bác học người Pháp Pa-xcan đã thực hiện một thí nghiệm rất lí thú, gọi là thí nghiệm thùng tô-nô của Pa-xcan (H.8.9).
Ở mặt trên của một thùng tô-nô bằng gỗ đựng đầy nước, ông gắn một ống nhỏ, cao nhiều mét. Sau đó ông trèo lên ban công tầng trên và đổ vào ống nhỏ một chai nước đầy
Hiện tượng kì lạ xảy ra: chiếc thùng tô - nô băng gỗ vỡ tung và nước bắn ra tứ phía
Các em hãy dựa vào hình bên để tính toán và giải thích thí nghiệm: của Pa-xcan.
Gợi ý: Có thể so sánh áp suất tác dụng vào điểm o ở giữa thùng, khi chỉ có thùng tô-nô chứa đầy nước và khi cả thùng và ống đều chứa đầy nước.
Giải
+ Khi chỉ có thùng chứa đầy nước thì áp suât tại điểm O: p1 =d.h
+ Nhận xét: h’ = 10h, do đó p2 = 10.p1. Như vậy, khi đổ đầy nước vào ống thì áp suất tại điểm O tăng lên gấp 10 lần nên thùng tô-nô bị vỡ.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 30 bài 9 áp suất khí quyển Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 9.1: Càng lên cao, áp suất khí quyển...
Giải bài tập trang 30, 31 bài 9 áp suất khí quyển Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 9.5: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m...
Giải bài tập trang 31 bài 9 áp suất khí quyển Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 9.9: Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?...
Giải bài tập trang 32 bài 10 Lực đẩy Ac-si-mét Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 10.5: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước...