Kiến thức cần nhớ
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
S = a x h
S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành
Giải bài tập
Bài 1
Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:
Giải
Hình bình hành thứ nhất có diện tích là:
9 x 5 = 45 (cm2)
Hình bình hành thứ hai có diện tích là:
13 x 4 = 52(cm2)
Hình bình hành thứ ba có diện tích là:
9 x 7 = 63(cm2)
Bài 2. Tính diện tích của:
Giải
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 5 = 50 (cm2)
Diện tích hình bình hành là:
10 x 5 = 50 (cm2)
Nhận xét: Diện tích hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau
Bài 3:
Tính diện tích hình bình hành, biết
a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm
b) Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm
Giải
a) 4dm = 40cm
Diện tích của hình bình hành là:
40 x 34 = 1360 (cm2)
b) 4m = 40dm
Diện tích của hình bình hành là:
40 x 13 = 520 (dm2)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 105 bài luyện tập SGK Toán 4. Câu 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ...
Giải bài tập trang 107 bài phân số SGK Toán 4. Câu 1: Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây...
Giải bài tập trang 108 bài phân số và phép chia số tự nhiên SGK Toán 4. Câu 1: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số...
Giải bài tập trang 109 bài phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo) SGK Toán 4. Câu 1: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số...