A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
B. Đọc và làm bài tập
Đồng dao tặng mẹ tặng ba
(Trích)
Mẹ à, mẹ ơi
Ba à, ba ơi
Mèo trắng ngủ rồi
Mèo đen còn thức
Ba đến phòng trực
Mẹ vẫn chưa về
Con lắng tai nghe
Họa mi thánh thót
Có bài toán tập
Khó à khó ơi
Có ông Mặt Trời
Ghé vào cửa sổ
Bàn tay chị gió
Vuốt làn tóc con…
Ba mẹ đừng buồn
Nhà không vắng vẻ
Búp bê bé bé
Vẫn nhoẻn miệng cười
Mèo trắng dậy rồi
Mèo đen bắt chuột
Bài con đã thuộc
Toán đã làm xong
Ba mẹ yên lòng
Theo công theo việc
Tối về họp mặt
Đủ cả ba người
Ríu rít nói chuyện
Vui như ngày Tết.
Câu 1 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
Động từ |
Danh từ |
Tính từ |
ngủ, cười, thuộc, thức. |
tóc, gió, buồn |
trắng, đen, khó, vắng vẻ, buồn |
Câu 2 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những vật nào trong bài thơ được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Trả lời:
Những vật nào trong bài thơ được nhân hoá là: mặt trời (được gọi là ông), gió (có bàn tay, vuốt tóc), búp bê (nhoẻn miệng cười).
Câu 3 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Viết một đoạn văn ngắn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Trả lời:
Bạn nhỏ trong bài ngoan và tự giác. Dù bố mẹ không có nhà, vắng vẻ, nhưng với sự tưởng tượng của bạn nhỏ thì ngôi nhà không hề cô đơn. Bài tập khó nhưng với sự tưởng tượng, vui vẻ trong tâm hồn thì không làm bạn nản chí.
Giaibaitap.me
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 2. Tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
1.Nghe và kể lại câu chuyện sau: Điều ước của vua Mi-đát. a) Vua Mi-đát ước muốn điều gì? b) Ban đầu, điều ước ấy mang lại cho nhà vua niềm vui như thế nào? c) Vì sao về sau nhà vua lại cầu xin Thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. B. Nghe – viết Những loài cây có chất độc. C. Trả lời câu hỏi: Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. B. Luyện từ và câu. 1. Xác định chủ ngữ của các câu dưới đây: a) Người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ.