I. Nhận xét
Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?
a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.
Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG
b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.
Theo NGUYỄN VĂN BÌNH
c) Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
Theo TÔ HOÀI
Gợi ý:
(I) Cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
(2) Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
(3) Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
Trả lời:
a) Bộ phận Ánh nắng dùng để nêu sự vật được giới thiệu là ánh nắng.
b) Bộ phận Con thỏ trắng này dùng để nêu sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái của chúng.
c) Bộ phận Mấy chú bé dùng để nêu hoạt động trong câu là của họ.
Câu 2 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì?
Trả lời:
Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?...
II. Bài học
1. Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết:
a) Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
b) Sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
c) Sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
2. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc Con gì?, Cái gì?).
III. Luyện tập
Câu 1 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Theo NGUYỄN THẾ HỘI
Trả lời:
Các chủ ngữ lần lượt ở mỗi câu là: Chú chuồn chuồn nước; màu vàng trên lưng chú; Bốn cái cánh; Hai con mắt; Thân hình chú.
Câu 2 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Xác định chủ ngữ của câu đó.
Trả lời:
Em có một sức khoẻ dẻo dai.
Chủ ngữ của câu này là: Em.
Giaibaitap.me
Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó? Gợi ý: a) Em viết thư thăm hỏi ai? Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
1. Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào? 2. Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc? 3. Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?
1. Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè, chú bộ đội,...). Gợi ý: a) Em viết thư thăm hỏi ai? b) Vì sao cần viết thư thăm hỏi?
1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe hoặc về những người làm nghề y. 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu