Bài 5.13 trang 221 sách bài tập (SBT) - Giải tích 12
Với số a dương và khác 1, giả sử có ba hàm số:
\(s(x) = {{{a^x} - {a^{ - x}}} \over 2};c(x) = {{{a^x} + {a^{ - x}}} \over 2};t(x) = {{{a^x} - {a^{ - x}}} \over {{a^x} + {a^{ - x}}}}\)
Hãy chứng minh rằng:
a) \({c^2}(x) - {s^2}(x) = 1\)
b) \(s(2x) = 2s(x)c(x)\)
c) \(c(2x) = 2{c^2}(x) - 1 = 2{s^2}(x) + 1 = {c^2}(x) + {s^2}(x)\)
d) \(t(2x) = {{2t(x)} \over {1 + {t^2}(x)}}\)
Hướng dẫn làm bài
Với a dương và khác 1, ta có:
a) \({c^2}(x) - {s^2}(x) = {({{{a^x} + {a^{ - x}}} \over 2})^2} - {({{{a^x} - {a^{ - x}}} \over 2})^2}\)
\(= {{{a^{2x}} + {a^{ - 2x}} + 2 - {a^{2x}} - {a^{ - 2x}} + 2} \over 4} = {4 \over 4} = 1\)
d) \(t(2x) = {{{a^{2x}} - {a^{ - 2x}}} \over {{a^{2x}} + {a^{ - 2x}}}}\) . Mặt khác, ta có:
\(1 + {t^2}(x) = 1 + {({{{a^x} - {a^{ - x}}} \over {{a^x} + {a^{ - x}}}})^2} = {{2({a^{2x}} + {a^{ - 2x}})} \over {{a^{2x}} + {a^{ - 2x}} + 2}}\)
Ta biến đổi vế phải
\({{2t(x)} \over {1 + {t^2}(x)}} = 2{{{a^x} - {a^{ - x}}} \over {{a^x} + {a^{ - x}}}}.{{{a^{2x}} + {a^{ - 2x}} + 2} \over {2({a^{2x}} + {a^{ - 2x}})}}\)
\(= {{2({a^x} - {a^{ - x}}){{({a^x} + {a^{ - x}})}^2}} \over {2({a^x} + {a^{ - x}})({a^{2x}} + {a^{ - 2x}})}} = {{{a^{2x}} - {a^{ - 2x}}} \over {{a^{2x}} + {a^{ - 2x}}}}\)
Bài 5.14 trang 221 sách bài tập (SBT) - Giải tích 12
Hãy biểu diễn:
a) \({\log _{30}}8\) qua \(a = {\log _{30}}3\) và \(b = {\log _{30}}5\) ;
b) \({\log _9}20\) qua \(a = \log 2\) và \(b = \log 3\)
Hướng dẫn làm bài
a) Ta có
\({\log _{30}}8 = {\log _{30}}{2^3}\)
\(= 3{\log _{30}}2 \)
\(= 3.{\log _{30}}{{30} \over {15}}\)
\(= 3({\log _{30}}30 - {\log _{30}}(3.5))\)
\(= 3(1 - {\log _{30}}3 - {\log _{30}}5) = 3(1 - a - b)\)
b) Chuyển sang cơ số 10. Sau khi biến đổi, ta được \({\log _9}20 = {{1 + a} \over {2b}}\).
6
Bài 5.15 trang 221 sách bài tập (SBT) - Giải tích 12
Giải các phương trình sau:
a) \({({{13} \over {24}})^{3x + 7}} = {({{24} \over {13}})^{2x + 3}}\)
b) \({(4 - \sqrt {15} )^{\tan x}} + {(4 + \sqrt {15} )^{\tan x}} = 8\)
c) \({(\root 3 \of {6 + \sqrt {15} } )^x} + {(\root 3 \of {7 - \sqrt {15} } )^x} = 13\)
Hướng dẫn làm bài:
a) Phương trình đã cho tương đương với
\({\left( {{{13} \over {24}}} \right)^{3x + 7}} = {\left( {{{13} \over {24}}} \right)^{ - \left( {2x + 3} \right)}}\)
\(\Leftrightarrow 3x + 7 = –2x – 3\Leftrightarrow x = –2\)
b) Vì \((4 - \sqrt {15} )(4 + \sqrt {15} ) = 1\) nên ta đặt \({(4 - \sqrt {15} )^{\tan x}} = t(t > 0)\) , ta được phương trình
\(\;{t^2}-{\rm{ }}8t{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{t = 4 + \sqrt {15} } \cr {t = 4 - \sqrt {15} } \cr} } \right.\)
+) Ứng với \(t = 4 - \sqrt {15} \) , ta có
\({(4 - \sqrt {15} )^{tanx}} = 4 - \sqrt {15}\)
\(\Leftrightarrow \tan = 1 \Leftrightarrow x = {\pi \over 4} + k\pi ,k \in Z\)
+) Ứng với \(t = 4 + \sqrt {15} \) , ta có
\({(4 - \sqrt {15} )^{tanx}} = 4 + \sqrt {15}\)
\( \Leftrightarrow \tan = - 1 \Leftrightarrow x = - {\pi \over 4} + k\pi ,k \in Z\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = {\pi \over 4} + k{\pi \over 2},k \in Z\)
c) Ta nhận thấy x = 3 là nghiệm của phương trình. Mặt khác, hàm số
\(f(x) = {(\root 3 \of {6 + \sqrt {15} } )^x} + {(\root 3 \of {7 - \sqrt {15} } )^x}\)
Là tổng của hai hàm số mũ với cơ số lớn hơn 1 (hai hàm số đồng biến) nên f(x) đồng biến trên R. Do đó, x = 3 là nghiệm duy nhất của phương trình.
Bài 5.16 trang 221 sách bài tập (SBT) - Giải tích 12
Giải các phương trình sau:
a) \({5^{\cos (3x + {\pi \over 6})}} = 1\) b) \({6.4^x} - {13.6^x} + {6.9^x} = 0\)
c) \({7^{{x^2}}}{.5^{2x}} = 7\) d) \({\log _4}(x + 2){\log _x}2 = 1\)
e) \({{{{\log }_3}x} \over {{{\log }_9}3x}} = {{{{\log }_{27}}9x} \over {{{\log }_{81}}27x}}\) f) \({\log _3}x + {\log _4}(2x - 2) = 2\)
Hướng dẫn làm bài:
a) Vì 1 = 50 nên ta có \({5^{\cos (3x + {\pi \over 6})}} = 1 \Leftrightarrow 6 \cos (3x + {\pi \over 6}) = 0\)
\(\Leftrightarrow 3x + {\pi \over 6} = {\pi \over 2} + k\pi \Rightarrow x = {\pi \over 9} + k{\pi \over 3}(k \in Z)\)
b) \({6.4^x} - {13.6^x} + {6.9^x} = 0\) (1)
Vì \({4^x},{6^x},{9^x}\) đều khác 0 với mọi \(x \in R\) nên chia cả hai vế của phương trình (1) cho \({4^x}\) hoặc \({6^x}\) hoặc \({9^x}\) , ta được phương trình tương đương.
Chia cả hai vế cho \({6^x}\), ta có: \((1) \Leftrightarrow 6.{({2 \over 3})^x} - 13 + 6.{({3 \over 2})^x} = 0\)
Đặt\({({2 \over 3})^x} = t(t > 0)\) , ta có:
\(6t - 13 + {6 \over t} = 0 \Leftrightarrow 6{t^2} - 13t + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{t = {3 \over 2}} \cr {t = {2 \over 3}} \cr} } \right.\)
+) Với \(t = {2 \over 3}\) ta có \({({2 \over 3})^x} = {2 \over 3} \Leftrightarrow x = 1\)
+) Với \(t = {3 \over 2}\) ta có \({({2 \over 3})^x} = {3 \over 2} \Leftrightarrow x = - 1\)
c) Logarit hóa hai vế theo cơ số 7, ta được:
\({x^2} + 2x.{\log _7}5 - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - {{\log }_7}5 - \sqrt {\log _7^25 + 1} } \cr {x = - {{\log }_7}5 + \sqrt {\log _7^25 + 1} } \cr} } \right.\)
d) \({\log _4}(x + 2).{\log _x}2 = 1\)
Điều kiện: \(\left\{ \matrix{x + 2 > 0 \hfill \cr x > 0 \hfill \cr x \ne 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{x > 0 \hfill \cr x \ne 1 \hfill \cr} \right.\)
\(1) \Leftrightarrow{1 \over 2}{\log _2}(x + 2).{1 \over {{{\log }_2}x}} = 1 \Leftrightarrow {\log _2}(x + 2) = {\log _2}{x^2}\)
\(\Leftrightarrow{x^2} - x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - 1(loại)} \cr {x = 2} \cr} } \right.\)
Vậy nghiệm của phương trình là x = 2.
e) Điều kiện: x > 0
Đổi sang cơ số 3 và đặt \({\log _3}x = t\) , ta được phương trình: \({t \over {1 + t}} = {{2(2 + t)} \over {3(3 + t)}}\)
Giải phương trình ẩn t, ta được \({t_1} = 1,{t_2} = - 4\)
Vậy phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 3;{x_2} = {1 \over {81}}\)
g) Điều kiện:
\(\left\{ {\matrix{{x > 0} \cr {2x - 2 > 0} \cr} } \right. \Leftrightarrow x > 1\)
Đặt \({\log _3}x + {\log _4}(2x - 2) = f(x)\)
Dễ thấy f(x) là hàm số đồng biến. Mặt khác f(3) = 2 nên ta có:
f(x) > f(3) = 2 với x > 3 và f(x) < f(3) = 2 với 1 < x < 3.
Từ đó suy ra x = 3 là nghiệm duy nhất.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 222 ôn tập cuối năm Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 5.17: Giải các bất phương trình sau...
Giải bài tập trang 223 ôn tập cuối năm Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 5.21: Tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi các đường sau...
Giải bài tập trang 223, 224 ôn tập cuối năm Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 5.25: Tính...
Giải đề tự kiểm tra trang 12 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 1: Cho hàm số ...