Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Hóa học 10

CHƯƠNG 6. OXI - LƯU HUỲNH

Giải bài tập trang 65, 66 bài 30 lưu huỳnh Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 6.36: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A...

Bài 6.36 trang 65 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A, thu được 2,24 lít khí \(SO_2\)  (đktc) và 1,8 gam \(H_2O\).

a)Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.

b) Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy của hợp chất A.

c)Dẫn khí \(SO_2\) thu được ở trên vào 146,6 gam dung dịch, trong đó có hoà tan 0,3 mol NaOH. Hãy xác định nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Lời giải:

a) Công thức phân tử của hợp chất A :

Sô mol các sản phẩm của phản ứng :

\(nSO_2\) = 0,1 mol ;  \(nH_2O\) = 0,1 mol.

Khối lượng của hiđro có trong 0,1 moi \(H_2O\) (2 g.0,1 = 0,2 g) và khối lượng của lưu huỳnh có trong 0,1 mol \(SO_2\) (32 g.0,1 = 3,2 g) đúng bằng khối lượng của hợp chất A đem đốt (3,4 g).

Vậy thành phần của hợp chất A chỉ có 2 nguyên tố là H và S.

- Tỉ lệ giữa số mol nguyên tử H và số mol nguyên tử S là :

       \(n_H:n_S =0,1.2 : 0,1 =2 : 1\)

Công thức phân tử của hợp chất A là : \(H_2S\).

b) PTHH của phản ứng đốt cháy \(H_2S\) :

\(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2 + 2H_2O\)

c) Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch :

Biết số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol \(SO_2\) (0,1 mol), vậy sản phẩm là muối \(Na_2SO_3\). Ta có PTHH :

\(SO_2 + 2NaOH → Na_2SO_3 + H_2O\)

- Khối lượng của dung dịch sau phản ứng :

\(m_{dd}\) = 146,6 + 3,4 = 150 (g)

- Khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng :

\(m_{Na_2SO_3}\)= 126.0,1 = 12,6 (g) \(Na_2SO_3\)

\(m_{NaOHdư}\)= 40.(0,3 - 0,2) = 4 (g) NaOH

- Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :

    \(C{\% _{N{a_2}S{O_3}}} = {{12,6} \over {150}}.100\%  = 8,4\% \)

\(C{\% _{NaOH\,dư}} = \frac{4}{{150}}.100\%  \approx 2,67\% \)

 


Bài 6.37 trang 65 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Viết phương trình hoá học của các phản ứng, hoàn thành chuỗi biến hoá sau :

 

Lời giải:

 


Bài 6.38 trang 65 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Viết phương trình hoá học của các phản ứng, thực hiện chuỗi biến đổi sau 

 

Lời giải:

 


Bài 6.39 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Viết PTHH của chuỗi phản ứng sau :

Lời giải:

 


Bài 6.40 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

a) Tại sao dung dịch \(H_2S\)  trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục ?

b)Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí \(H_2S\) (núi lửa, xác động vật bị phân huỷ) nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí ?

c) Hãy giải thích vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?

d) Tại sao người ta có thể nhận biết khí \(H_2S\)  bằng tờ giấy tẩm dung dịch \(Pb(NO_3)_2\) ?

Lời giải:

a) Dung dịch \(H_2S\)  để lâu ngày bị vẩn đục do bị \(O_2\) trong không khí oxi hoá giải phóng ra không tan trong nước

\(2H_2S + O_2 →2S↓ + 2H_2O\)

b) Do khí \(H_2S\)  có tính khử mạnh nên nó tác dụng luôn với các chất oxi hoá như \(O_2\)  của không khí hoặc \(SO_2\) có trong khí thải của các nhà máy.

c) Do bạc tác dụng với \(O_2\) và khí \(H_2S\) có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu xám đen.

\(4Ag  +  O_2+ 2H_2S → 2Ag_2S +2H_2O\)

màu xám đen

d) Nhận biết được khí \(H_2S\) bằng dung dịch \(Pb(NO_3)_2\) do phản ứng tạo ra chất kết tủa màu đen.

\(H_2S + Pb(NO_3)_2 → PbS ↓ + 2HNO_3\)

                               màu đen

 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác