Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Hóa học 10

CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Giải bài tập trang 22 bài 9 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.45: Hãy cho biết quan hệ giữa tính kim loại và tính phi kim của một nguyên tố....

Bài 2.45 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

a) Hãy cho biết quan hệ giữa tính kim loại và tính phi kim của một nguyên tố.
b) Hãy cho biết sự biến thiên tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (chỉ xét các nguyên tố thuộc các nhóm A).

Lời giải:

a) Tính kim loại của một nguyên tố càng mạnh thì tính phi kim của nó càng yếu.

b) Trong cùng một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái sang phải.
Trong cùng một nhóm (nhóm A) tính phi kim của các nguyên tố giảm dần từ trên xuống dưới.
Tính kim loại biến thiên ngược chiều với tính phi kim.

 



Bài 2.46 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

a) Hãy cho biết quan hệ giữa tính phi kim và độ âm điện của một nguyên tố.
b) Hãy cho biết quan hệ giữa sự biến đổi độ âm điện và sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố (thuộc các nhóm A) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Lời giải:

a) Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim của nguyên tô đó càng mạnh.

b) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố thì tính phi kim của các nguyên tố biến thiên cùng chiều với độ âm điện của chúng.

 


 


Bài 2.47 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Hãy viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và các nguyên tố thuộc chu kì 3.

Lời giải:

Chu kì 2 : \(Li_2O, BeO, B_2O_3, CO_2, N_2O_5, F_2O\).

Chu kì 3 : \(Na_2O, MgO, A1_2O_3, SiO_2, P_2O_5, SO_3, C1_2O_7\).

 



Bài 2.48 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố biến thiên như thế nào ?

Lời giải:

Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần.

 



Bài 2.49 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho dãy các nguyên tố : \({}_3Li,{}_8O;{}_9F;{}_{11}Na.\). Hãy sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính nguyên tử của chúng tăng dần.

Lời giải:

\({}_3Li,{}_{11}O,{}_9F\) thuộc cùng một chu kì → bán kính nguyên tử : \({}_3Li > {}_{11}O > {}_9F\)

\({}_3Li,{}_{11}Na\) thuộc cùng một nhóm → bán kính nguyên tử \({}_3Li < {}_{11}Na\).

Vậy bán kính nguyên tử tăng theo thứ tự : \({}_9F < {}_8O < {}_3Li < {}_{11}Na.\)

 



Bài 2.50 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Dãy các nguyên tố N, P, F, O. Hãy sắp xếp chúng theo chiều giảm dần tính phi kim.

Lời giải:

Tính phi kim : N(Z = 7) > P(Z = 15), vì trong nhóm tính phi kim giảm khi Z tăng.

Tính phi kim : F (Z = 9) > O (Z = 8) > N (Z = 7), vì trong chu kì .tính phi kim tăng khi Z tăng.

Vậy chiều giảm dần tính phi kim là : F (Z = 9) > O (Z = 8) > N (Z = 7) > P (Z = 15).

 

Giaibaitap.me


Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác