Bài 1 trang 112 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Trong phản ứng hóa học sau: \(C{l_2} + 6KOH \to KCl{O_3} + 5KCl + 3{H_2}O\)
\(C{l_2}\) đóng vai trò gì ?
A. Chỉ là chất oxi hóa.
B. Chỉ là chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. Không phải chất oxi hóa, không phải chất khử.
Giải
\(\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 6KOH\,\, \to \,\,K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3} + 5K\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + 3{H_2}O\)
Số oxi hóa của \(\mathop {Cl}\limits^0 \) vừa tăng, vừa giảm nên \(C{l_2}\) vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Chọn C.
Bài 2 trang 112 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Trong phản ứng hóa học sau: \(3{K_2}Mn{O_4} + 2{H_2}O \to 2KMn{O_4} + Mn{O_2} \)
\(+ 4KOH,\)
nguyên tố mangan:
A. chỉ bị oxi hóa.
B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Tìm đáp án đúng.
Giải
\(3{K_2}\mathop {Mn}\limits^{ + 6} {O_4} + 2{H_2}O\,\, \to \,\,2K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2}\)
\(+ 4KOH\)
Ta thấy số oxi hóa của nguyên tố Mn vừa tăng vừa giảm nên nó vừa là số oxi hóa, vừa là chất khử.
Chọn C.
Bài 3 trang 112 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Những câu sau đây là đúng hay sai?
A. Nhiên liệu là chất oxi hóa.
B. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, nguyên tố cacbon chuyền thành cacbon monooxit.
C. Sự chuyển một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn là một biến đổi vật lí tỏa nhiệt.
D. Sự bay hơi là một biến đổi hóa học.
Giải
Câu đúng là A, C.
Câu sai là B, D.
Bài 4 trang 112 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Hãy nêu thí dụ về phản ứng phân hủy tạo ra:
a) Hai đơn chất;
b) Hai hợp chất;
c) Một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không? Giải thích.
Giải
Phản ứng phân hủy
a) Hai đơn chất: \(2HgO\,\, \to \,\,2Hg + {O_2};\)
\({H_2}S\,\, \to \,\,{H_2} + S\,\)
b) Hai hợp chất: \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\,\, \to \,\,CuO + {H_2}O;\)
\(CaC{O_3}\,\, \to \,\,CaO + C{O_2}\)
c) Một đơn chất và một hợp chất:
\(2KCl{O_3}\,\, \to \,\,2KCl + 3{O_2};\)
\(2KN{O_3}\,\, \to \,\,2KN{O_2} + {O_2}\)
Ở a) và c) số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi, ở b) số oxi hóa không thay đổi.
Bài 5 trang 112 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Hãy nêu ra thí dụ về phản ứng hóa hợp của:
a) Hai đơn chất;
b) Hai hợp chất;
c) Một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không? Giải thích.
Giải
Phản ứng hóa hợp:
a) Hai đơn chất: \(2{H_2} + {O_2}\,\, \to \,\,2{H_2}O;\)
\(2K + C{l_2}\,\, \to \,\,2KCl\)
b) Hai hợp chất:
\(CaO + {H_2}O\,\, \to \,\,Ca{\left( {OH} \right)_2};\)
\(S{O_3} + {H_2}O\,\, \to \,\,\,{H_2}S{O_4}\)
c) Từ một đơn chất và 1 hợp chất:
\(2S{O_2} + {O_2}\,\, \to \,\,2S{O_3};\)
\(4FeO + {O_2}\,\, \to \,\,2F{e_2}{O_3}\)
Ở a) và c) số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi, ở b) số oxi hóa không thay đổi.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 113 bài 27 luyện tập chương IV - phản ứng hóa học Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10 Nâng cao. Câu 6: Hãy nêu thí dụ về phản ứng tạo ra muối...
Giải bài tập trang 119 bài 29 Khái quát về nhóm Halogen Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10 Nâng cao. Câu 1: So sánh cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố flo, clo, brom, iot...
Giải bài tập trang 125 bài 30 clo Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10 Nâng cao. Câu 1: Tìm câu đúng trong các câu sau đây...
Giải bài tập trang 130 bài 31 Hiđro clorua – Axit clohiđric Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10 Nâng cao. Câu 1: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl...