Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 9

Soạn văn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Nghị luận trong văn tự sự, SGK Ngữ văn 9 tập 1.Câu 1. I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

a.

* Đoạn a: Đây là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo logic sau:

- Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vạy?

+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên).

+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (như quy luật tự nhiên đã nói trên mà thôi).

+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

    Về hình thức, đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng “nếu… thì…”; “vì thế… cho nên…”; “sở dĩ… là vì…”; “khi A… thì B…”. Các câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí.

    Tất cả các đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận vừa nêu đều rất phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc – một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn nghĩ suy, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời,…

* Đoạn b: Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, có thể thấy cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa án, điều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, nhân chứng, vật chứng,… sao cho có sức thuyết phục. Trong phiên tòa này, Kiều là quan tòa buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình. Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ - và xưa nay, càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. Hoạn Thư trong cơn “hồn lạc phách xiêu” ấy vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc. Trong 8 dòng thơ, Hoạn Thư nêu lên 4 “luận điểm”:

- Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).

- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).

- Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.

- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).

    Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất “khó xử”:

    Tha ra thì cũng may đời,                                              

    Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

b.

II. Luyện tập

Câu 1: Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 (trong SGK) là lời của nhân vật ông giáo, ông thuyết phục bạn đọc, thuyết phục điều cố tìm mà hiểu những người xung quanh để cảm thông và thương yêu họ. Nếu có ai vì quá khổ mà mất khả năng cảm thông, không có khả năng đồng cảm với người khác – như là vợ ông giáo – thì ta cũng không vì thế mà giận họ.

Câu 2: Nàng Kiều đã khen Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Đó là sau khi đã nghe Hoạn Thư kêu ca chạy tội. (Dựa vào phần tìm hiểu bài bên trên)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me