Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 9

Soạn văn bài Phép phân tích và tổng hợp, SGK Ngữ văn 9 tập 2. Câu 1. Tìm hiểu cách sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.

a. Ở hai đoạn đầu, hàng loạt dẫn chứng về cách ăn mặc đẹp để rút ra một điều: mỗi người phải đáp ứng những quy tắc về ăn mặc của xã hội (“Ăn cho mình, mặc cho người”).

Ở đoạn thứ ba, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm rút ra kết luận về tiêu chuẩn mặc đẹp: giản dị, phù hợp môi trường xung quanh, phù hợp với nội dung (trình độ hiểu biết của bản thân).

Con đường tác giả đi đến hai kết luận nói trên là phép phân tích.

b. Thao tác chốt lại vấn đề sau khi đã đưa lí lẽ, dẫn chứng, đó là phép tổng hợp.

II. Luyện tập

Câu 1: Tìm hiểu cách sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.

- Học vấn là thành quả của toàn nhân loại, do tích lũy dần. Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó.

- Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.

Câu 2: Phân tích lí do phải chọn sách đọc: Di sản tinh thần của con người mỗi ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ.

- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mới có ích.

- Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.

- Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan với nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.

Câu 3: Tầm quan trọng của cách đọc sách:

- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.

- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.

- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.

- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà không ích lợi gì.

Câu 4: Tác dụng của phép lập luận phân tích: Tác giả dùng thao tác phân tích nên chỉ ra được nhiều mặt (lợi hại, đúng sai,…), làm cho kết luận có sức thuyết phục cao.

 Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me