Câu 1:
- Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.
- Bố cục của bài thơ gồm 4 đoạn:
+ Khổ đầu
+ Hai khổ 2, 3
+ Hai khổ 4, 5
+ Khổ thơ cuối
Câu 2: Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được diễn tả qua hai câu thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Có nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, dù hiểu như thế nào thì hai câu thơ cũng thể hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân.
Câu 3: Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.
Câu 4:
- Thể thơ năm chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
Câu 5: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.
Giaibaitap.me