Câu 1:
a.
* Điểm giống nhau: mỗi phần đều có kết cấu theo trình tự:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi thú vị do em bé sáng tạo.
* Điểm khác nhau:
- Lời rủ rê mỗi lần một hấp dẫn hơn:
+ Lần thứ nhất là đi chơi với những người trên đám mây từ sáng, cho tới chiều tà, đi khắp tận cùng trái đất;
+ Lần thứ hai ở mức độ cao hơn và dễ dàng thực hiện hơn, lời rủ rê của sóng là được ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn và được ngao du khắp mọi nơi. Quyến rũ biết bao, đầy phiêu du và thi vị.
- Tình cảm của em bé đối với mẹ: Lời rủ rê của mây và sóng còn như là một sự thử thách đối với em bé bởi lẽ trẻ con ai chẳng ham vui, ham chơi, những lời rủ rê hấp dẫn như thế, em bé đều nghĩ đến mẹ “đang đợi ở nhà”, đang “muốn mình ở nhà” và không thể rời mẹ mà đi được. Thử thách càng lớn thì tình yêu của em bé đối với mẹ càng được chứng minh.
b. Kết cấu của bài thơ gồm có hai phần giống nhau, mỗi phần có hai lượt thoại – kết cấu song trùng – phần thứ hai vừa là sự lặp lại vừa là sự phát triển cao hơn so với phần thứ nhất. Đó là một tình huống thử thách mới thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé. Vì vậy nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn.
Câu 2:
- Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” nằm ở dòng thơ thứ ba của mỗi phần, sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
- Lí do em bé chưa từ chối ngay lời mời: Trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muốn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du. Thế nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng, em đã từ chối lời mời của những người “trên mây” và “trong sóng”. Diễn biến như vậy là chân thực, vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện đúng tâm lí lứa tuổi.
Câu 3:
- Sự giống nhau: Trò chơi của những người “trên mây”, “trong sóng” và trò chơi của em bé và mẹ giống nhau ở sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến tận cùng mọi nơi.
- Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con: “hai bàn tay con ôm lấy mẹ”, “con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Lòng mẹ là biển cả bao la, là mặt trăng dịu hiền để cho con lăn, lăn, lăn mãi.
- Ý nghĩa:
+ Nói lên sự tưởng tượng thông minh của em bé trong một trò chơi đầy sáng tạo: mình là mây, là sóng, còn mẹ là trăng, là bến bờ kì lạ.
+ Ước muốn hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng của con người.
+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
Câu 4:
- Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... vốn là những hình ảnh thiên nhiên mơ mộng gần gũi quen thuộc với mọi người. Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo. Những ai sống trên mây, sống trong sóng. Đó là những nhân vật thần kì của cổ tích... rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ.
- Những hình ảnh đó tuy lung linh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động, âm thanh mà màu sắc đều rất phù hợp
Câu 5:
“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vờ tan uào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết rnẹ con ta ở chốn nào”.
Hai câu thơ miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời, đó là bức tranh hạnh phúc của tình mẹ con thắm thiết. Có mẹ có con là có cả cuộc đời, cả vũ trụ. Lòng mẹ là đại dương mênh mông không có bến bờ, để cho con được lăn mãi, tan mãi vào trong đó.
“Mây và sóng” là bài thơ kể về tình mẹ con sâu nặng và kì diệu biết chừng nào. Tình yêu ấy vừa giản dị như những gì tồn tại trên mặt đất và cùng thánh thiện như những mơ mộng, con người cất giữ ở thiên đường bí mật” (Nguyễn Thanh Hùng).
Câu 6:
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
- Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
- Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo…
Giaibaitap.me