Câu 1:
- Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian.
- Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân là hai câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Ngôn ngữ bình dị, hàm súc; có sự tương phản về màu sắc, tạo được vẻ hài hòa, giàu sức gợi tả về bức tranh xuân.
Câu 2:
- Trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo; hội đạp thanh.
- Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,… gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng.
- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.
Câu 3:
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.
- Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn
- Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng.
Câu 4:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng một hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả.
- Ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân.
Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét chấm phá, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.
Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đôi, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội.
Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hoà trong không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà ấy.
Luyện tập
Bài tập 1. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Trả lời:
Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. - Thơ cổ Trung Quốc chú ý đốn hương vị cỏ (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí. Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.
Giaibaitap.me