Bài 8.11 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này.
Trả lời:
Điện trở của dây cáp điện này là: \(R = {{0,9} \over {15}} = 0,06\Omega \)
Bài 8.12 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Người ta dùng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4 mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?
Trả lời:
+) Dây 1: \({S_1} = {{\pi {{\left( {{d_1}} \right)}^2}} \over 4} = {{3,14 \times {{\left( {0,6} \right)}^2}} \over 4} = 0,2826m{m^2}\)
+) Dây 2: \({S_1} = {{\pi {{\left( {{d_2}} \right)}^2}} \over 4} = {{3,14 \times {{\left( {0,4} \right)}^2}} \over 4} = 0,1256m{m^2}\)
Chiều dài của sợi dây có đường kính 0,4mm.
2880mm -> 0,2826mm2
l? mm -> 0,1256mm2
\(\Rightarrow l = {{2880 \times 0,1256} \over {0,2826}} = 1280mm = 1,28m\)
Bài 8.13 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Cuộn dây thứ nhất có điện trở là R1=20Ω, được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l1=40m và có đường kính tiết diện là d1=0,5mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất, nhưng có đường kính tiết diện của dây là d2=0,3mm để quấn một cuộn dây thứ hai, có điện trở R2=30Ω. Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây thứ hai này.
Trả lời:
+) Cuộn dây 1: \({S_1} = {{\pi {{\left( {{d_1}} \right)}^2}} \over 4} = {{3,14 \times {{\left( {0,5} \right)}^2}} \over 4} = 0,19625m{m^2}\) = 0,19625.10-6m2.
+) Cuộn dây 2: \({S_1} = {{\pi {{\left( {{d_2}} \right)}^2}} \over 4} = {{3,14 \times {{\left( {0,3} \right)}^2}} \over 4} = 0,07065m{m^2}\) = 0,07065.10-6m2.
Lập tỉ lệ: \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {{{l_1}{S_2}} \over {{l_2}{S_1}}} \Leftrightarrow {{20} \over {30}} = {{40 \times 0,{{07065.10}^{ - 6}}} \over {0,{{19625.10}^{ - 6}} \times {l_2}}} \Rightarrow {l_2} = 21,6m\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 24 bài 9 sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 9.1: Trong các kim loại đồng, nhôm, sắt và bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?...
Giải bài tập trang 24, 25 bài 9 sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 9.5: Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết diện 1mm2....
Giải bài tập trang 25, 26 bài 9 sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 9.8: Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?...
Giải bài tập trang 26 bài 9 sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 9.11: Người ta dùng dây Nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ωm để làm dây nung cho một bếp điện...