Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.8 trên 11 phiếu

Giải sách bài tập Vật lí 9

CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

Giải bài tập trang 18 bài 6 bài tập vận dụng định luật Ôm Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 6.12: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó có các điện trở R1=9Ω; R2=15Ω; R3=10Ω...

Bài 6.12 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó có các điện trở R1=9Ω; R2=15Ω; R3=10Ω; dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3=0,3A.

a. Tính các cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua các điện trở R1 và R2.

b. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
 
Trả lời:

a) Điện trở tương đương của R2 và R3:

\({1 \over {{R_{{\rm{23}}}}}} = {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}} = {1 \over {15}} + {1 \over {10}} \Rightarrow {R_{23}} = 6\Omega \)

Hiệu điện thế giữa hai đầu R3 : U3 = I3.R3 = 0,3.10 = 3V

=> U23 = U2 = U3 = 3V (vì R2 // R3)

Cường độ dòng điện qua R2: \({I_2} = {{{U_2}} \over {{R_2}}} = {3 \over {15}} = 0,2{\rm{A}}\)

Cường độ dòng điện qua R1: I = I1 = I2 + I3 = 0,3 + 0,2 = 0,5A

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB là:

UAB = I.R = I(R23 +R1) = 0,5(6+9) = 7,5V

 



Bài 6.13 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9

Hãy chứng minh rằng điện trở tương đương R của một đoạn mạch song song, chẳng hạn gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc song song với nhau thì nhỏ hơn một điện trở thành phần. (R<R1; R<R2; R<R3).

Trả lời:

Ta có: \({1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}}({R_1},{R_2},{R_3} \ne 0)\)

Mà: \({1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} > {1 \over {{R_1}}} \Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} < {R_1}\)

\({1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} > {1 \over {{R_2}}} \Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} < {R_2};{1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} > {1 \over {{R_3}}} \Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} < {R_3}\)

 



Bài 6.14 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.6, trong đó các điện trở R1=14Ω; R2=8Ω; R3=24Ω; dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1=0,4A

a. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.

b. Tính các hiệu điện thế UAC; UCB và UAB.
 
Trả lời:

a) \({1 \over {{R_{23}}}} = {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}} = {1 \over {18}} + {1 \over {24}} \Rightarrow {R_{23}} = 6\Omega \)

R = R1 + R23 = 14 + 6 = 20Ω

Do R1 nt R23 nên I1 = I23 = 0,4A

U23 = I23 .R23 = 0,4.6 = 2,4V⇒ U23 = U2 = U3 = 2,4 V (R2 // R3)

\({I_2} = {{{U_2}} \over {{R_2}}} = {{2,4} \over 8} = 0,3{\rm{A}};{I_3} = {{{U_3}} \over {{R_3}}} = {{2,4} \over {24}} = 0,1{\rm{A}}\)

b) UAB = I.R = 0,4.20 = 8V

UAC = I1.R1 = 0,4.14 = 5,6V

UCB = I23.R23 = 0,4.6 = 2,4V

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 trang 19 Sách bài tập Vật lý 9

    Giải bài tập trang 19 bài 7 sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 7.1: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 6m có điện trở R2...

  • Giải bài 7.5, 7.6, 7.7, 7.8 trang 19, 20 Sách bài tập Vật lý 9

    Giải bài tập trang 19, 20 bài 7 sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 7.5: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?...

  • Giải bài 7.9, 7.10, 7.11 trang 20 Sách bài tập Vật lý 9

    Giải bài tập trang 20 bài 7 sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 7.9: Đoạn dây dẫn nối từ cột điện vào một gia đình có chiều dài tổng cộng là 50m...

  • Giải bài 8.1, 8.2, 8.3, 8.4 trang 21 Sách bài tập Vật lý 9

    Giải bài tập trang 21 bài 8 sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 8.1: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?...