Bài 42-43.4 trang 88 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hình 42-43.4 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng. A’B’ là ảnh của AB.
a. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ?
b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?
c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên.
Trả lời:
a) Vì A’B’ cùng chiều với vật nên nó là ảnh ảo.
b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
c) Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ bằng cách vẽ như hình trên
- B’ là ảnh của điểm B nên ta nối B’ với B cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.
- Từ O dựng đường thẳng vuông góc với trục chính, ta có vị trí đặt thấu kính.
- Từ B dựng tia BI song song với trục chính của thấu kính. Nối IB' kéo dài cắt trục chính tại F'. Lấy OF = OF'.
Bài 42-43.5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự f như hình 42-43.5. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng d=2f.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
b. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh theo h và tính khỏang cách d’ từ ảnh đến thấu kính theo d.
Trả lời:
a) Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh như hình dưới:
b)
Ta có h’ = h và d’ = s = 2f
- Xét 2 tam giác ∆OAB ~∆OA’B’(gg)
\(\Rightarrow {{OA} \over {OA'}} = {{AB} \over {A'B'}}\) (1)
- Xét 2 tam giác ∆F’OC ~ ∆F’A’B’ (gg)
\(\Rightarrow {{OC} \over {A'B'}} = {{{\rm{OF'}}} \over {F'A'}}\) (2)
Mà OC = AB và F’A’ = OA’ – OF’
Từ (1) và (2), ta có:
\({{OA} \over {OA'}} = {{OF'} \over {F'A'}} = {{OF} \over {OA' - OF'}} \Rightarrow {{2f} \over {OA'}} = {f \over {OA' - f}} \Rightarrow d' = s = 2f\)
Thay phương trình (3) vào phương trình (1), ta được: h = h’
Bài 42-43.6 trang 88 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d, e với một phần 1, 2, 3, 4, 5 để được một câu có nội dung đúng.
a. Thấu kính hội tụ là thấu kính có
b. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở ngoài khỏang tiêu cự.
c. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở trong khỏang tiêu cự.
d. Một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ.
e. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ
|
1. cho ảnh thật ngược chiều với vật.
2. cùng chiều và lớn hơn vật.
3. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
4. cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
5. cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khỏang đúng bằng tiêu cự.
|
Trả lời:
a -3, b - 1, c - 4, d - 5, e -2
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 89, 90 bài 42-43 thấu kính hội tụ, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 42-43.7: Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?...
Giải bài tập trang 90 bài 42-43 thấu kính hội tụ, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 42-43.12: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng....
Giải bài tập trang 91 bài 44-45 thấu kính phân kỳ, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 44-45.1: Đặt một điểm sáng S nằm trước thấu kính phân kì như hình 44-45.1...
Giải bài tập trang 92 bài 44-45 thấu kính phân kỳ, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 44-45.5: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng....