Bài 2.9 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Dựa vào công thức \(R = {U \over I}\) có học sinh phát biểu như sau:
“Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây”. Phát biểu này đúng hay sai ? Vì sao ?
Trả lời:
Phát biểu trên sai vì: Điện trở phụ thuộc vào bản chất của vật dẫn, không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bài 2.11 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20Ω có một hiệu điện thế là U = 3,2V.
a.Tính cường độ dòng điện I1 đi qua điện trở này khi đó.
b. Giữ nguyên hiệu điện thế U đã cho trên đây, thay điện trở R1 bằng điện trở R2 sao cho dòng điện đi qua R2 có cường độ I2 = 0,8I1. Tính R2
Trả lời:
a. Cường độ dòng điện qua điện trở: \({I_1} = {U \over {{R_1}}} = {{3,2} \over {20}} = 0,16{\rm{A}}\)
b. Ta có: I2 = 0,8I1 = 0,8 x 0,16 = 0,128A
\(\Rightarrow {R_2} = {U \over {{I_2}}} = {{3,2} \over {0,128}} = 25\Omega \)
Bài 2.12 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Trên hình 2.3 có vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1 và R2.
a.Từ đồ thị này hãy tính trị số các điện trở R1 và R2
b.Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua mỗi điện trở khi lần lượt đặt hiệu điện thế U = 1,8V vào hai đầu mỗi điện trở đó
Trả lời:
\({R_1} = {{{U_1}} \over {{I_1}}} = {6 \over {0,3}} = 20\Omega ;{R_2} = {{{U_2}} \over {{I_2}}} = {4 \over {0,8}} = 5\Omega \)
\({I_1} = {U \over {{R_1}}} = {{1,8} \over {20}} = 0,09A;{I_2} = {U \over {{R_2}}} = {{1,8} \over 5} = 0,36{\rm{A}}\)
Bài 2.10 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15A.
a.Tính trị số của điện trở này. .
b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này lên thanh 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi không ? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu ? Dòng điện đi qua nó khi đó có cường độ là bao nhiêu
Trả lời:
a.Trị số của điện trở: \(R = {U \over I} = {6 \over {0,15}} = 40\Omega\)
b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là 8V thì điện trở lúc này không thay đổi. R’ = 40Ω
c. Cường độ dòng điện qua R: \(I = {U \over R} = {8 \over {40}} = 0,2{\rm{A}}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 9 bài 4 đoạn mạch nối tiếp Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 4.1: Hai điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A, B...
Giải bài tập trang 10 bài 4 đoạn mạch nối tiếp Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 4.6: Cho hai điện trở, R1=20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và...
Giải bài tập trang 10, 11 bài 4 đoạn mạch nối tiếp Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 4.9: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 mắc nối tiếp với nhau...
Giải bài tập trang 11, 12 bài 4 đoạn mạch nối tiếp Sách bài tập (SBT) Vật lí 9. Câu 4.13: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đổ như trên hình 4.3 ...