Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

Giải sách bài tập GDCD 9

Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 60, 61, 63 SBT GDCD lớp 9. Câu 1: Em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật...

Bài 1 trang 60 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật ?

 Trả lời

 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội, được pháp luật bảo vệ.


Bài 2 trang 60 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Hãy nêu tên các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ về mỗi loại.

 Trả lời

Các loại vi phạm pháp luật. 

- Vi phạm pháp luật hình sự: giết người, cướp tài sản, 

- Vi phạm pháp luật hành chính: ăn cắp giấy tờ, 

- Vi phạm pháp luật dân sự:bắt cóc, 

- Vi phạm kỷ luật: đi làm muộn, vứt rác trong sân trường.


Bài 3 trang 60 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Thế nào là trách nhiệm pháp lí ?

 Trả lời

 

Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. 

Bài 4 trang 61 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Hãy nêu các loại trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ về mỗi loại.

 Trả lời

 Có các loại trách nhiệm pháp lí sau:
 + Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
 + Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức ) vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
 + Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức )có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
 + Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.


 


Bài 5,6,7,8,9,10 trang 61 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Bài 5: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu nào dưới đây ?

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

B. Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

C. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

D. Là hành vi vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

Bài 6: Vi phạm pháp luật hành chính là gì ?

(Chọn một phương án đúng)

A. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ về tài sản.

B. Hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội quy định trong Bộ luật hình sự.

C. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ kỉ luật lao động.

Bài 7: Tùng 14 tuổi, sử dụng xe máy của bô đi vào đường cấm và bị công an xử phạt.

 Hành vi của Tùng đỡ vi phạm pháp luật gì?

A. Vi phạm pháp luật hình sự

B. Vi phạm pháp luật dân sự

C. Vi phạm pháp luật hành chính

D. Vi phạm kỉ luật

Bài 8: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là.

A. Từ đủ 13 tuổi trở lên

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên

c. Từ đủ 15 tuổi trở lên

D. Từ đủ 16 tuổi trở lên

Bài 9: Trách nhiệm kỉ luật do :

A, Ban giám hiệu áp dụng đối với học sinh vi phạm Nội quy nhà trường.

B. Bí thư Chi đoàn áp dụng đối với các đoàn viên vi phạm Điều lệ Đoàn.

C. Thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với cán bộ, công chức cơ quan vi phạm kỉ luật lao động theo quy định của pháp luật.

D. Chủ tịch Hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh..) áp dụng đối với các hội viên vi phạm Điều lệ Hội.

Bài 10. Các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

Hành vi

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm k luật

A. Đổ vật liệu phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ gây cản trở giao thông.

 

 

 

 

B. Dùng điện bẫy chuột gây chết người.

 

 

 

 

C. Tự ý bỏ việc 3 ngày không có lí do.

 

 

 

 

D. Đi xe máy vào đường ngược chiều

 

 

 

 

E. Rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường cao tốc gây hậu quả chết người.

 

 

 

 

G. Giao hàng kém phẩm chất, không đúng theo hợp đồng mua bán

 

 

 

 

H. Vi phạm quy định về an toàn lao động

 

 

 

 

Trả lời

Bài

Đáp án

Bài 5

Bài 6

C

Bài 7 C
Bài 8

B

Bài 9 

C

Bài 10

Trách nhiệm hình sự : B, E,

Trách nhiệm Hành chính:A, D

Trách nhiệm dân sự :G

Trách nhiệm kỉ luật: C,  H


Bài 11 trang 63 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và .đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng.

Câu hỏi:

Anh Tuấn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào về việc làm của mình ? Vì sao ?

 Trả lời

 

Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm hành chính do vi phạm Luật Giao thông đường bộ (đi xe vào đường ngược chiều) và trách nhiệm dân sự (phải bồi thường thiệt hại cho bà Tư).


Bài 12 trang 63 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Lâm 14 tuổi, rất hay gây sự đánh nhau với mọi người và ăn cắp vặt. Hôm trước ông An thấy Lâm lấy trộm chiếc máy vi tính trong cửa hàng và báo công an. Lâm bị bắt vào đồn, nhưng nửa ngày sau đã thấy cậu ta trên phố. Mọi người bàn tán và đưa ra các ý kiến :

A. Lâm còn ít tuổi nên không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

B. Lâm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

C. Lâm vi phạm pháp luật và phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi của mình.

Câu hỏi:

Em tán thành ý kiến nào trong các ý kiến trên ? Giải thích vì sao.

 Trả lời

Ý kiến A là đúng vì Lâm mới 14 tuổi, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi trộm cắp máy vi tính không phải là tội phạm nghiêm trọng. Tuy Lâm không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng cần phải được giáo dục (cơ quan công an thông báo cho nhà trường để giáo dục).



Bài 13 trang 63 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Ông B là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách.

Câu hỏi:

1 / Theo em, hành vi của ông B là hành vi gì?

2/ Ông B đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ?

 Trả lời

 

1/ Ông B có hành vi nhận hối lộ

2/Ông B đã vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự.


Bài 14 trang 63 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Chú của Ân buôn bán hêrôin, chú nhờ Ân canh gác ở cổng, khi thấy người lạ đáng ngờ thì báo cho chú và hứa sẽ mua cho Ân một chiếc xe đạp thật đẹp theo ý Ân.

Câu hỏi: 

1 / Theo em, hành vi của người chú Ản vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ?

2/ Nếu là Ân, em sẽ ứng xử thế nào ?

 Trả lời

1/ Hành vi của người chú Ân vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự.

2/ Nếu là Ân, em sẽ không làm theo ý của chú Ân


Hãy nhận xét về việc làm của Tuấn?

Trả lời 

Việc làm của Tuấn là vi phạm pháp luật. Tuấn dù có hoàn cảnh khó khăn không có tiền học thì bạn phải chăm chỉ học tập hơn nữa, để dành tiền học bổng của trường, làm thêm ngoài giờ học, chứ không nên có những hành vi trộm cắp tài sản trái pháp luật như trên. 


Hành vi của T. là vi phạm pháp luật gì và T. đã phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? Hình thức xử phạt áp dụng đối với T. thuộc quy định nào của Bộ luật Hình sự ?

Trả lời

 Hành vi của T. là vi phạm pháp luật hình sự tội giết người và T. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật là lãnh án 3 năm tù giam. 


Chúng ta cần rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ?

Trả lời 

Qua câu truyện thương tâm trên, cho chúng ta cái nhìn đa chiều về những người phạm tội. Trong trường hợp này, T. là đứa trẻ ngoan, hiền lành, ít khi xích mích với ai, nhưng lại bị N. đánh không biết vì lý do gì. Vì phòng thủ và tự vệ nên T. đã đâm con giao của bà vào người N. Để rồi N. mất, T. bị vào tù. Chúng ta cần rút ra bài học cho những tình huống như vậy. 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác