Bài 56 trang 92 sgk toán 8 tập 2
Xác định tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD trong các trường hợp sau:
a)AB = 5cm, CD = 15 cm;
b)AB = 45 dm, CD = 150 cm;
c)AB = 5CD.
Giải
a)AB = 5cm và CD = 15cm =>\({{AB} \over {CD}} = {5 \over {15}} = {1 \over 3}\)
b)AB = 45dm = 450cm và CD = 150 cm
=>\({{AB} \over {CD}} = {{450} \over {150}} = 3\)
c)AB = 5CD =>\({{AB} \over {CD}} = 5\)
Bài 57 trang 92 sgk toán 8 tập 2
Cho tam giác ABC (AB < AC). Vẽ đường cao AH, đường phân giác AD, đường trung tuyến AM. Có nhận xét gì về vị trí của ba điểm H, D, M.
Giải
+Nhận xét: D luôn nằm giữa H và M.
+Chứng minh: AD là đường phân giác của ∆ABC.
=>\({{AB} \over {AC}} = {{DB} \over {DC}}\) AB < AC
=>DB < DC => DB + DC < DC + DC
=>BD + DC < 2DC hay BC < 2DC => DC >\({{BC} \over 2}\)
Mà \(MC = {{BC} \over 2}\) (M là trung điểm của BC)
=>DC > MC =>M nằm giữa D và C (1)
+Mặt khác: \(\widehat {CAH} = {90^0} - \hat C\) (∆CAH vuông tại H)
\(\hat A + \hat B + \hat C = {180^0}\) (tổng 3 góc ∆ABC)
=>\(\widehat {CAH} = {{\hat A + \hat B + \hat C} \over 2} - \hat C\)
=>\(\widehat {CAH} = {{\hat A} \over 2} + {{\hat B} \over 2} - {{\hat C} \over 2} = {{\hat A} \over 2} + {{\hat B - \hat C} \over 2}\)
Vì AB < AC =>\(\widehat C < \widehat B \Rightarrow \widehat B - \widehat C > 0\)
Do đó: \(\widehat {CAH} > {{\hat A} \over 2}\) hay \(\widehat {CAH} > \widehat {CAD}\)
=>Tia AD nằm giữa hai tia AH và AC =>D nằm giữa hai điểm H và C (2)
Từ (1) và (2) => D nằm giữa H và M.
Bài 58 trang 92 sgk toán 8 tập 2
Cho tam giác cân ABC (AB = AC), vẽ các đường cao BH, CK (H.66).
a)Chứng minh BK = CH.
b)Chứng minh KH//BC.
c)Cho biết BC = a, AB = AC = b. Tính độ dài đoạn thẳng HK.
Hướng dẫn câu c):
-Vẽ thêm đường cao AI, xét hai tam giác đồng dạng IAC và HBC rồi tính CH.
-Tiếp theo, xét hai tam giác đồng dạng AKH và ABC rồi tính HK.
Giải
a)Xét hai tam giác vuông BKC và CHB có:
\(\widehat {KBC} = \widehat {HCB}\) (∆ABC cân tại A)
BC là cạnh chung
=>∆BKC = ∆CHB
=>BK = CH
b)Ta có : AB = AC (∆ABC cân tại A)
BK = CH (∆BKC = ∆CHB) => AK = AH
Do đó : \({{AK} \over {AB}} = {{AH} \over {AC}}\) =>KH // BC (định lí Ta lét đảo)
c)BH cắt CK tại M =>M là trực tâm của ∆ABC
=>AM ⊥ BC tại I.
Ta có : ∆AIC ∽ ∆BHC vì \(\left\{ {\matrix{{\hat I = \hat H = {{90}^0}} \cr {\hat Cchung} \cr} } \right.\)
=>\({{IC} \over {HC}} = {{AC} \over {BC}}hay{{{a \over 2}} \over {HC}} = {b \over a} = > HC = {{{a^2}} \over {2b}}\)
=>\(AH = b - {{{a^2}} \over {2b}} = {{2{b^2} - {a^2}} \over {2b}}\)
Mà HK // BC => \({{HK} \over {BC}} = {{AH} \over {AC}} = > HK = {{BC.AH} \over {AC}}\)
=>\(HK = {a \over b}\left( {{{2{b^2} - {a^2}} \over {2b}}} \right) = {{2a{b^2} - {a^2}} \over {2{b^2}}}\)
Bài 59 trang 92 sgk toán 8 tập 2
Hình thang ABCD (AB//CD) có AC và BD cắt nhau tại O, AD và BC cắt nhau tại K. Chứng minh rằng OK đi qua trung điểm của các cạnh AB và CD.
Giải
Qua O kẻ đường thẳng song song với AB, CD cắt AD, BC lần lượt tại E, F.
Ta có: OE = OF (xem cách chứng minh ở bài tập 20)
Do đó: \({{AN} \over {EO}} = {{KN} \over {KO}}\) (AN // EO)
Mà \({{BN} \over {OF}} = {{KN} \over {KO}}\) (BN // OF)
=>\({{AN} \over {EO}} = {{BN} \over {FO}}\) Mà OE = OF
=>AN = BN hay N là trung điểm của AB.
Chứng minh tương tự: \({{DM} \over {OE}} = {{CM} \over {OF}} = > MD = MC\)
=>M là trung điểm của CD.
Bài 60 trang 92 sgk toán 8 tập 2
Cho tam giác vuông ABC, và đường phân giác BD (D thuộc cạnh AC).
a)Tính tỉ số .
b)Cho biết độ dài AB = 12,5 cm, hãy tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.
Giải
a)Tam giác BCA vuông tại A có nên là một nửa tam giác đều
=>\({{AB} \over {BC}} = {1 \over 2}\)
Vì BD là đường phân giác của ∆ABC nên: \({{DA} \over {DC}} = {{BA} \over {BC}}\)
b)∆ABC vuông tại A nên AC2 = BC2 – AB2, BC = 2AB
=>AC2 = 4AB2 – AB2 = 3AB2
=>AC=\(\sqrt {3A{B^2}} = AB\sqrt 3 = 12,5\sqrt 3 \approx 21,65\left( {cm} \right)\)
Gọi p là chu vi ∆ABC =>p = AB + BC + CA
=>p = 3AB + AC = 3.12,5 + 12,5\(\sqrt 3 \)
=>p = 12,5 (3+\(\sqrt 3 ) \approx 59,15\left( {cm} \right)\)
Và \({S_{ABC}} = {1 \over 2}AB.AC \approx 135,31(c{m^2})\)
Bài 61 trang 92 sgk toán 8 tập 2
Tứ giác ABCD có AB = 4cm, BC = 20 cm, CD = 25 cm, DA = 8cm, đường chéo BD = 10cm.
a)Nêu cách vẽ tứ giác ABCD có kích thước đã cho ở trên.
b)Các tam giác ABD và BDC có đồng dạng với nhau không? Vì sao?
c)Chứng minh rằng AB // CD.
Giải
a)Vẽ ∆DBC biết BD = 10 cm, BC = 20 cm, DC = 25 cm.
Trên nửa mặt phẳng bờ BD không chứa C vẽ hai cung tròn tâm B và tâm D bán kính lần lượt là 4 cm và 8 cm. Hai cung này cắt nhau tại A.
Vẽ các đoạn BA, DA được tứ giác ABCD.
b)Ta có: \({{AB} \over {BD}} = {4 \over {10}} = {2 \over 5};{{BD} \over {DC}} = {{10} \over {25}} = {2 \over 5};{{AD} \over {BC}} = {8 \over {20}} = {2 \over 5}\)
=>\({{AB} \over {BD}} = {{BD} \over {DC}} = {{AD} \over {BC}} = > \Delta ABD\Delta BDC\)
c)∆ABD∽ ∆BDC =>\(\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\) lại so le trong.
=>AB // DC hay ABCD là hình thang.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 96, 97 bài 1 Hình hộp chữ nhật sgk toán lớp 8 - tập 2. Câu 1:Hãy kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ...
Giải bài tập trang 100 bài 2 Hình hộp chữ nhật (tiếp theo) sgk toán lớp 8 - tập 2. Câu 5: Người ta tô đậm những cạnh song song và bằng nhau của một hình hộp chữ nhật như ở hình 29a. hãy thực hiện điều đó đối với hình 29b và 29c...
Giải bài tập trang 103, 104 bài 3 Thể tích của hình hộp chữ nhật sgk toán lớp 8 - tập 2. Câu 10: 1.Gấp hình 33a theo các nét đã chỉ ra thì có được một hình hộp chữ nhật hay không?...
Giải bài tập trang 105 bài 3 Thể tích của hình hộp chữ nhật sgk toán lớp 8 - tập 2. Câu 15: Một cái thùng hình lập phương, cạnh 7dm, có chứa nước với độ sâu của nước là 4dm...