Bài 21.16 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
Giải
+ Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng
+ Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt năng tăng do nhận công.
Bài 21.17 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Hãy so sánh hai quá trình thực hiện công và truyền nhiệt
Giải
+ Giống nhau: Đều có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt năng
+ Khác nhau: Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác; trong sự thực hiện công có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.
Bài 21.18 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một học sinh nói: “Một giọt nước ở nhiệt độ 60°C có nhiệt năng lớn hơn nước trong một cốc nước ở nhiệt độ 30°C"
Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao? Phải nói thế nào mới đúng.
Giải
Sai, vì nhiệt năng của một vật không những phụ thuộc nhiệt độ mà còn phụ thuộc số phân tử cấu tạo nên vật đó, nghĩa là còn phụ thuộc khối lượng của vật.
Bài 21.19 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín có một giọt thủy ngân. Người ta quay lộn ngược ống nhiều lần. Hỏi nhiệt độ của giọt thủy ngân có tăng hay không? Tại sao?
Giải
Có tăng. Nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng do thủy ngân ma sát với thủy tinh. Đó là sự tăng nhiệt năng do nhận được công.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 59 bài 21 nhiệt năng Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 21.13: Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi:...
Giải bài tập trang 60 bài 22 dẫn nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 22.1: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng ?...
Giải bài tập trang 60 bài 22 dẫn nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 22.5: Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ?...
Giải bài tập trang 61 bài 22 dẫn nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 22.9: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi...