1. Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở học kì I (Tiếng Việt 5, tập một).
Tuần |
Bài văn tả cảnh |
Trang |
1 |
…………………… |
………… |
2 |
…………………… |
………… |
3 |
…………………… |
………… |
6 |
.................. |
………… |
7 |
…………………… |
…………. |
8 |
………………… |
………… |
9 |
………………… |
………… |
Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó :
DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH……………
…………………………………………………
2. Đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hố Chí Minh ( Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132), trả lời các câu hỏi sau :
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?
……………………………
b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
……………………………
c) Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả ?
…………………………
TRẢ LỜI:
1. Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở học kì I (Tiếng Việt 5, tập một).
Tuần |
Bài văn tả cảnh |
Trang |
1 |
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Hoàng hôn trên sông Hương - Nắng trưa - Buổi sớm trên cánh đồng |
10 11 12 14 |
2 |
- Rừng trưa - Chiều tối |
21 22 |
3 |
- Mưa rào |
31 |
6 |
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam - Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi |
62 62 |
7 |
- Vịnh Hạ Long |
70 |
8 |
- Kì diệu rừng xanh |
75 |
9 |
-Bầu trời mùa thu
-Đất Cà Mau |
87 89 |
Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó :
a) DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG
1. Mở bài : Giới thiệu vẻ yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn
2. Thân bài : Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.
Gồm hai đoạn :
- Đoạn 1 : Tả sự đổi sắc của sông Hương lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hồn đến lúc thành phố lên đèn.
3. Kết bài : sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
b) Dàn ý của bài văn tả Vịnh Hạ Long
1. Mở bài : Giới thiệu Vịnh Hạ Long- một thắng cảnh có một không hai của nước ta.
2. Thân bài : Tả vẻ đẹp của Hạ Long và sự duyên dáng của thiên nhiên cùng với sự riêng biệt của bốn mùa.
- Đoạn 1 : Tả cái đẹp của Hạ Long : sự kì vĩ của thiên nhiên.
- Đoạn 2 : Sự duyên dáng của thiên nhiên.
- Đoạn 3 : Những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của bốn mùa Hạ Long.
3. Kết bài : Nhân dân ta đời nọ tiếp nối đời kia giữ gìn cảnh đẹp Hạ Long.
c) Dàn ý của bài văn “Kì diệu rừng xanh”.
(Bài tập đọc chỉ là một đoạn trích. Do đó chỉ có phần thân bài và kết bài)
1. Thân bài
- Đoạn 1 : Miêu tả sự kì diệu của nấm dại cùng những cảm xúc kì lạ của tác giả.
- Đoạn 2 : Sự chuyển động của rừng xanh, qua nắng, qua lá và qua những con vượn, con chồn sóc.
- Sắc vàng rực rỡ của rừng khộp
2. Kết bài : cảm nghĩ của tác giả.
2. Đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hố Chí Minh ( Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132), trả lời các câu hỏi sau :
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?
Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như hoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm sâu vào đất / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương / Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
c) Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả ?
Hai câu này là hai câu cảm thán, thể hiện tình cảm yêu quý, những ngưỡng mộ và từ hào của tác giả đối với vẻ đẹp của Thành phố.
Giaibaitap.me
1.Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133). Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong từng câu :
Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau
1. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo rồi điền vào bảng sau :
1. Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dây phẩy (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138) và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết: