Bài 1. So sánh hai phân số:
a) \(\frac{5}{8}\) và \(\frac{7}{8}\) b) \(\frac{15}{25}\) và \(\frac{4}{5}\) c) \(\frac{9}{7}\) và \(\frac{9}{8}\) d) \(\frac{11}{20}\) và \(\frac{6}{10}\)
Giải
a) \(\frac{5}{8}\) < \(\frac{7}{8}\)
b) Rút gọn phân số : \(\frac{15}{25}\) = \(\frac{15 : 5}{25 : 5}= \frac{3}{5}\)
\(\frac{3}{5}\) < \(\frac{4}{5}\), vậy \(\frac{15}{25}\) < \(\frac{4}{5}\)
c) Quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{9}{7}\) và \(\frac{9}{8}\)
\(\frac{9}{7}= \frac{9 \times8}{7\times8}=\frac{72}{56}\); \(\frac{9}{8}= \frac{9 \times7}{8X7}=\frac{63}{56}\)
Vì 72 > 63
nên \(\frac{9}{7}\) > \(\frac{9}{8}\)
d) Quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{11}{20}\) và \(\frac{6}{10}\)
\(\frac{6}{10}= \frac{6 \times2}{10\times2}=\frac{12}{20}\) ; giữ nguyên \(\frac{11}{20}\)
Vì 11 < 12 nên \(\frac{11}{20}\) < \(\frac{6}{10}\)
Bài 2. So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau:
a) \(\frac{8}{7}\) và \(\frac{7}{8}\)
b) \({9 \over 5}\) và \({5 \over 8}\)
c) \({{12} \over {16}}\) và \({{28} \over {21}}\)
Giải
a) Cách 1: Quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{8}{7}\) và \(\frac{7}{8}\)
\(\frac{8}{7}= \frac{8\times8}{7\times8}=\frac{64}{56}\); \(\frac{7}{8}= \frac{7\times7}{8\times7}=\frac{49}{56}\)
Vì 64 > 49
Nên \(\frac{8}{7}\) > \(\frac{7}{8}\)
Cách 2: Ta có : \(\frac{8}{7}\) > 1; \(\frac{7}{8}\) < 1
Nên \(\frac{8}{7}\) > \(\frac{7}{8}\)
b)
\(\eqalign{
& {9 \over 5} > 1;\,\,{5 \over 8} < 1 \cr
& \Rightarrow {9 \over 5} > {5 \over 8} \cr} \)
c)
\(\eqalign{
& {{12} \over {16}} < 1;\,\,\,{{28} \over {21}} > 1 \cr
& \Rightarrow {{28} \over {21}} > {{12} \over {16}} \cr} \)
Bài 3. So sánh hai phân số có cùng tử số:
a) Ví dụ: So sánh \(\frac{4}{5}\) và \(\frac{4}{7}\)
Ta có: \(\frac{4}{5}= \frac{4\times7}{5\times7}=\frac{28}{35}\) và \(\frac{4}{7}= \frac{4\times5}{7\times5}=\frac{20}{35}\)
Vì 28 > 20 nên \(\frac{4}{5}\) >\(\frac{4}{7}\)
Nhận xét:
Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
b) So sánh hai phân số: \(\frac{9}{11}\) và \(\frac{9}{14}\) ; \(\frac{8}{9}\) và \(\frac{8}{11}\)
Giải
Ta có: 11 < 14 nên \(\frac{9}{11}\) > \(\frac{9}{14}\) ;
9 < 11 nên \(\frac{8}{9}\) > \(\frac{8}{11}\)
Bài 4: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
a) \(\frac{6}{7};\frac{4}{7};\frac{5}{7}\) b) \(\frac{2}{3};\frac{5}{6};\frac{3}{4}\)
Giải
a) Ta có các phân số đã cho viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
\(\frac{4}{7};\frac{5}{7};\frac{6}{7}\)
b) Quy đồng mẫu số ba phân số \(\frac{2}{3};\frac{5}{6};\frac{3}{4}\), chọn mẫu số chung là:12
\(\frac{2}{3}=\frac{2\times4}{3\times4}=\frac{8}{12}\); \(\frac{5}{6}=\frac{5\times2}{6\times2}=\frac{10}{12}\); \(\frac{3}{4}=\frac{3\times3}{4\times3}=\frac{9}{12}\)
Vì 8 < 9 < 10
Nên các phân số đã cho xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
\(\frac{2}{3}; \frac{3}{4};\frac{5}{6}\)
Giải bài tập trang 123 bài luyện tập SGK Toán 4. Câu 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm...
Giải bài tập trang 123 bài luyện tập chung SGK Toán 4. Câu 1: Tìm chữ số thích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho...
Giải bài tập trang 124 bài luyện tập SGK Toán 4. Câu 1: Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một câu trả lời đúng. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng...
Giải bài tập trang 126 bài phép cộng phân số SGK Toán 4. Câu 1: Tính...