Câu C1 trang 80 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao
Từ (18.2) và (18.3) hãy cho biết hình chiếu của vật trên các trục Ox, Oy chuyển động như thế nào ?
Giải :
* \({a_x} = 0;{v_{0x}} = {v_0}{\rm{cos}}\alpha =>\) hình chiếu của vật trên Ox chuyển động thẳng đều theo Ox.
* \({{\rm{a}}_y} = - g\,;\,{v_{0y}} = {v_0}\sin \alpha =>\) hình chiếu của vật trên Oy chuyển động chậm dần đều theo Oy đạt độ cao cực đại rồi chuyển động nhanh dần đều xuống ngược Oy.
Câu C2 trang 81 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao
Cho biết ý nghĩa của dấu trừ trong biểu diễn của \({a_y}\). Phải chăng nó diễn tả chuyển động chậm dần ?
Giải :
Dấu (-) trong biểu thức của \({a_y}\) cho biết gia tốc \({a_y}\) ngược chiều trục Oy \(<=>\overrightarrow {{a_y}} \) hướng xuống và \(\overrightarrow {{a_y}} = \overrightarrow g \).
Câu C3 trang 81 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao
Làm thế nào để có hệ thức giữa y và x ?
Giải
Muốn có hệ thức liên hệ giữa y và x ta rút t từ (18.6):
\(\eqalign{ & t = {x \over {{v_0}{\rm{cos}}\alpha }}\text{ thay vào }(18.7):\cr&\,y = {v_0}\sin \alpha {x \over {{v_0}{\rm{cos}}\alpha }} - {g \over 2}{\left( {{x \over {{v_0}{\rm{cos}}\alpha}}} \right)^2} \cr & y = - {g \over {2{v_0}^2{{\cos }^2}\alpha }}.{x^2} + (\tan \alpha )x \cr} \)
Bài 1 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao
Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc bạn đầu vo. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A. m và vo B. m và h
C. vo và h C. m, vo và h
Giải :
Chọn C. (Khi ném ngang thì \(\alpha = 0 \to x = {v_0}t,y = - {{g{t^2}} \over 2};\) lúc tới đất y = -h nên \(t = \sqrt {{{2h} \over g}} \text{ và }L = {v_0}\sqrt {{{2h} \over g}} \)).
Bài 2 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao
Hãy chọn câu đúng
Trong Hình 18.2, gia tốc của vật tại đỉnh I
A. hướng ngang từ trái sang phải.
B. hướng ngang từ phải sang trái.
C. hướng thẳng đứng xuống dưới.
D. bằng 0.
Giải :
Chọn C ( Vẫn có \(\overrightarrow {{a_y}} = \overrightarrow g \) )
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 84 bài 18 Chuyển động của vật bị ném SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu 3: Một vật được ném từ mặt đất với...
Giải bài tập trang 86, 88 bài 19 Lực đàn hồi SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu C1: Hãy nêu ý nghĩa của đại lượng k trong công thức (19.1)...
Giải bài tập trang 89, 90, 93 bài 20 Lực ma sát SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu C1: Qua thí nghiệm, hãy rút ra nhận xét về phương, chiều của lực ma sát nghỉ...
Giải bài tập trang 94, 96, 97 bài 21 Hệ quy chiếu có gia tốc, lực quán tính SGK Vật Lí 10 Nâng Cao. Câu C1: Trong hệ quy chiếu gắn với xe, định luật I Niu-tơn có còn được nghiệm đúng nữa không?...