Câu C1 trang 179 SGKVật lý lóp 10 nâng cao
Tìm hai ví dụ khác về va chạm đàn hồi ngoài các ví dụ đã nêu ở phần đầu bài.
Giải:
* Viên bi sắt rơi xuống nền nhà lát gạch hoa.
* Hai xe lăn va chạm nhau trên ray ngang, nhẵn.
Câu C2 trang 180 SGK Vật lý lớp 10 nâng cao
Tìm hai ví dụ khác về va chạm mềm, ngoài các ví dụ đã nêu ở phần đầu bài.
Giải:
* Xe đang chuyển động, một người nhảy lên xe chuyển động cùng với xe.
* Đầu tàu đang chạy móc vào một toa tàu đẩy toa tàu đi.
Bài 1 trang 181 SGK Vật lý lớp 10 nâng cao
Đảo ngược bài tập vận dụng trên bằng cách bắn trực diện hòn bi thép vào hòn bi thủy tinh đang đứng yên. Khối lượng hòn bi thép vẫn bằng 3 lần khối lượng hòn bi thủy tinh. Tìm vận tốc của hai hòn bi sau va chạm.
Giải:
Vận tốc bi thép: \(\overrightarrow {v_1'} = {{2m\overrightarrow {{v_1}} } \over {4m}} = {{\overrightarrow {{v_1}} } \over 2}\)
\( \Rightarrow \)Bi thép chuyển động theo chiều cũ với vận tốc giảm đi một nửa
Vận tốc thủy tinh: \(\overrightarrow {v_2'} = {{2.3m.\overrightarrow {{v_1}} } \over {4m}} = {3 \over 2}\overrightarrow {{v_1}} \)
\( \Rightarrow \)Bi thủy tinh chuyển động cùng chiều bi thép với tốc độ gấp rưỡi tốc độ đầu của bi thép
Bài 2 trang 181 SGK Vật lý lớp 10 nâng cao
Trên mặt phẳng ngang, một hòn bi khối lượng 15g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi khối lượng 30g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18cm/s. Sau va chạm, hòn bi nhẹ hơn chuyển động sang trái ( đối chiếu) với vận tốc 31,5cm/s. Tìm vận tốc của hòn bi nặng sau va chạm. Bỏ qua ma sát. Kiểm tra lại và xác nhận tổng động năng được bảo toàn.
Giải:
Áp dụng công thức (38.6):
\(\overrightarrow {v_2'} = {{\left( {{m_2} - {m_1}} \right)\overrightarrow {{v_2}} + 2{m_1}\overrightarrow {{v_1}} } \over {{m_1} + {m_2}}}\)
Chọn chiều dương theo chiều \(\overrightarrow {{v_1}} \) thì
\(\eqalign{ & \overrightarrow {v_2'} = {{\left( {{m_2} - {m_1}} \right)( - {v_2}) + 2{m_1}{v_1}} \over {{m_1} + {m_2}}} \cr & = {{(30 - 15)( - 18) + 2.15.22,5} \over {15 + 30}} = 9(cm/s) \cr} \)
\(v_2' = 0\)\( \Rightarrow \)Sau va chạm bi 2 cũng bị bật ngược lại với tốc độ 9cm/s. Tổng động năng trước va chạm:
\(\eqalign{ & {{\rm{W}}_đ} = {{\rm{W}}_{{đ_1}}} + {{\rm{W}}_{{đ_2}}} = {{{m_1}v_1^2} \over 2} + {{{m_2}v_2^2} \over 2} \cr & = {{0,015.0,{{225}^2}} \over 2} + {{0,03.0,{{18}^2}} \over 2} \approx 8,{7.10^{ - 4}}J \cr} \)
Tổng động năng sau va chạm:
\(\eqalign{ & {\rm{W}}_đ' = {\rm{W}}_{{đ_1}}' + {\rm{W}}_{{đ_2}}' = {{{m_1}v_1^{{'^2}}} \over 2} + {{{m_2}v_2^{{'^2}}} \over 2} \cr & = {{0,015.0,{{315}^2}} \over 2} + {{0,03.0,{{09}^2}} \over 2} \approx 8,{7.10^{ - 4}}J \cr} \)
Vậy động năng của hệ đã bảo toàn.
Bài 3 trang 181 SGK Vật lý lớp 10 nâng cao
Bắn một viên đạn khối lượng m=10g với vận tốc v vào một túi cát treo nằm trên có khối lượng M=1kg. Va chạm là mềm, đạn mắc lại trong túi cát và chuyển động cùng với túi cát.
a) Sau va chạm, túi cát được nâng lên độ cao h=0,8m so với vị trí cân bằng ban đầu( Hình 38.3). Hãy tìm vận tốc của đạn (túi cát được gọi là con lắc thử đạn vì nó cho phép xác định vận tốc của đạn ).
b) Bao nhiêu phần trăm động năng ban đầu đã chuyển thành nhiệt lượng và các dạng năng lượng khác ?
Giải:
Bỏ qua lực cản không khí.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho quá trình đạn va chạm với bao cát.
\(mv = \left( {M + m} \right)V \Rightarrow v = {{M + m} \over m}V\;\;\;(1)\)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho quá trình đi lên cao của “ bao cát +đạn”
Với mức không thế năng ở vị trí thấp nhất :
\({{\left( {M + m} \right){V^2}} \over 2} = (M + m)gh \Rightarrow V = \sqrt {2gh}\;\;\; (2)\)
Thay (2) và (1) được vận tốc đạn trước khi vào cát là
\(\eqalign{ & v = {{M + m} \over m}\sqrt {2gh} = {{1,01} \over {0,01}}\sqrt {2.9,8.0,8} \approx 400m/s \cr & {{\left| {\Delta {{\rm{W}}_đ}} \right|} \over {{{\rm{W}}_đ}}} = {{{{\rm{W}}_đ} - {\rm{W}}_đ'} \over {{{\rm{W}}_đ}}} = 1 - {{\left( {M + m} \right)gh} \over {{m \over 2}{{\left( {{{M + m} \over m}} \right)}^2}.2gh}} \cr & = 1 - {m \over {M + m}} = {M \over {m + M}} = {1 \over {1,01}} \approx 0,99 \cr & {{\left| {\Delta {{\rm{W}}_đ}} \right|} \over {{{\rm{W}}_đ}}} = 99\% \cr} \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 188, 189, 192 bài 40 Các định luật Kê-ple chuyển động của vệ tinh SGK Vật lý lớp 10 nâng cao. Câu C1: Từ định nghĩa II Kê-ple, hãy suy nghĩ ra hệ quả : Khi đi gần Mặt Trời, hành tinh có tốc độ lớn; khi đi xa Mặt Trời...
Giải bài tập trang 198, 199, 200, 201 bài 41 Áp suất thủy tinh, nguyên lí Pa- xcan SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Hãy lấy ví dụ áp lực đặt lên một tiết diện tiếp súc giữa hai vật...
Giải bài tập trang 204, 205 bài 42 Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí, định luật Béc-nu-li SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Khi một chất lỏng chuyển động trong một ống dòng nằm ngang(Hình 42.4) ...
Giải bài tập trang 209, 210 bài 43 Ứng dụng của định luật Béc-nu-li SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Đo áp suất tĩnh , áp suất đọng của một dòng chảy như thế nào ?...