Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Vật lí 10 Nâng cao

CHƯƠNG II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Giải bài tập trang 107, 108, 109 bài 24 Chuyển động của hệ vật SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu C1: Hãy viết công thức của định luật II Niu-tơn cho mỗi vật...

Câu C1 trang 107 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Hãy viết công thức của định luật II Niu-tơn cho mỗi vật.

Giải :

Công thức định luật II khi chọn trục x’x theo chiều lực \(\overrightarrow F \)

\(\left\{ \matrix{  cho\,vật\,{m_1}:\,{m_1}a = F - T - {F_{ms1}} \hfill \cr  cho\,vật\,{m_2}\,:\,{m_2}a = {T'} - {F_{ms2}} \hfill \cr}  \right.\)

 


Câu C2 trang 108 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Các vật trong hệ ở Hình 24.3 có thể đứng yên hoặc chuyển động theo những khả năng nào ? Làm thế nào để biết được khả năng xảy ra ?

Giải 

So sánh P1 và P2x ta biết được xu hướng chuyển động của hệ.

Trong bài : P1 > P2x nên nếu chuyển động được thì hệ chuyển động sao cho m1 xuống

\(=>\) Chiều lực ma sát cùng chiều \(\overrightarrow {{P_{2x}}} \). Muốn biết có chuyển động được không, ta so sánh P1 và P2x + FM.

 

Nếu P1 > P2x + FM thì hệ chuyển động được từ trạng thái nghỉ.

Nếu P1 < P2x + FM thì hệ đứng yên.

( Bài toán không cho biết \({\mu _{n\,}}\) để tính FM, lời giải dựa vào quan hệ P1 > P2x + Fmst để khẳng định m1 đi xuống là sai).

 


Bài 1 trang 109 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Cho hệ vật như ở Hình 24.4. Biết \({m_A} > {m_B}\). Gia tốc của hai vật là a. Lực căng dây bằng bao nhiêu ?

A. \({m_A}g\)                               B. \(({m_A} + {m_B})g\)      

C. \(({m_A} - {m_B})g\)                D. \({m_A}\left( {g - a} \right)\)

 

Giải :

Chọn D. (Áp dụng định luật II cho vật mA:

\(\eqalign{  & {m_A}\overrightarrow a  = {m_A}\overrightarrow g  + \overrightarrow T   \cr  &  =  > {m_A}a = {m_A}g - T =  > T = {m_A}\left( {g - a} \right) \cr} \)

 


Bài 2 trang 109 SGK Vật Lý 10 Nâng cao

Một đầu tàu có khối lượng 50 tấn được nối với hai toa, mỗi toa có khối lượng 20 tấn. Đoàn tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 0,2 m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với đường ray là 0,05. Hãy tính:

a) Lực phát động tác dụng lên đoàn tàu.

b) Lực căng ở những chỗ nối toa.

Giải :

a) Đường ngang nên

\({F_{ms}} = \mu mg;\,{F_{ms1}} = \mu {m_1}g\,;\,{F_{ms2}} = \mu {m_2}g\).

 

Áp dụng định luật II cho hệ vật :

\(\eqalign{  & a = {{F - {F_{ms}} - {F_{ms1}} - {F_{ms2}}} \over {m + {m_1} + {m_2}}}  \cr  &  = {{F - \mu g(m + {m_1} + {m_2})} \over {m + {m_1} + {m_2}}}  \cr  & F = (m + {m_1} + {m_2})(a + \mu g) = 62100\,N \cr} \)

b) Áp dụng định luật II cho toa 2 :

\(\eqalign{  & {m_2}a = {T_2} - {F_{ms2}} = {T_2} - \mu {m_2}g  \cr  & {T_2} = {m_2}(a + \mu g) = 13800\,(N). \cr} \)

Áp dụng định luật cho toa 1 :

\(\eqalign{  & {m_1}a = {T_1} - {F_{ms1}} - {T_2} = {T_1} - \mu {m_1}g - {T_2}  \cr  & {T_1} = {m_1}(a + \mu g) + {T_2} = 27600\,N \cr} \).

 


Bài 4 trang 109 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Trong ví dụ ở mục 2 của bài, nếu cho m1 những giá trị khác nhau (các dữ kiện khác giữ nguyên) thì hiện tượng có thể diễn ra những khả năng nào ? Tìm phạm vi giá trị của m1 để xảy ra mỗi khả năng ấy.

Giải :

Với giả thiết \({\mu _n} = {\mu _t} = 0,3\) thì m1 sẽ đi xuống nếu \({P_1} > {P_{2x}} + {F_M}\)

\(\eqalign{  &  <  =  > {m_1}g > {m_2}g\sin \alpha  + {\mu _n}{m_2}g\cos \alpha   \cr  &  <  =  > {m_1} > {m_2}(\sin \alpha  + {\mu _n}{\rm{cos}}\alpha {\rm{)}}  \cr  & {{\rm{m}}_1} > 152\,g \cr} \)

m1 đi lên nếu

\(\eqalign{  & {P_{2x}} > {P_1} + {F_M} <  =  > {P_1} < {P_{2x}} - {F_M}  \cr  &  <  =  > {m_1}g < {m_2}g\sin \alpha  - {\mu _n}{m_2}g\cos \alpha   \cr  &  <  =  > {m_1} < {m_2}(\sin \alpha  - {\mu _n}{\rm{cos}}\alpha {\rm{)}}  \cr  & {\rm{ <  =  > }}{{\rm{m}}_1} < 48\,g \cr} \).

m1 đứng yên nếu \(48 \le m \le 152(g)\).

 


Bài 3 trang 109 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc nhẹ một đoạn dây, ở hai đầu có treo hai vật A và B có khối lượng là mA = 260 g và mB = 240 g (Hình 24.4). Thả cho hệ bắt đầu chuyển động.

a) Tính vận tốc của từng vật ở cuối giây thứ nhất.

b) Tính quãng đường mà từng vật đi được trong giây thứ nhất.

Bỏ qua ma sát ở ròng rọc, coi dây là không dãn.

 

Giải :

\({v_0} = 0;a = {{({m_A} - {m_B})g} \over {{m_A} + {m_B}}} = 0,392(m/{s^2})\)

a) Vận tốc mỗi vật ở cuối giây thứ nhất:

\({v_1} = a{t_1} = 0,392.1 = 0,392(m/s)\)

b) Quãng đường vật ở cuối giây thứ nhất:

\({S_1} = {{at_1^2} \over 2} = 0,196(m)\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài C1, C2, 1 trang 119, 122 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

    Giải bài tập trang 119, 122 bài 26 cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực, trọng tâm SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu C1: Nếu dây treo vật rắn ở Hình 26.4 không thẳng đứng thì vật có cân bằng không ? Hãy lí giải rõ...

  • Giải bài C1, 1, 2, 3 trang 125, 126 SGK Vật lý 10 Nâng Cao

    Giải bài tập trang 125, 126 bài 27 Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song SGK Vật lý 10 Nâng Cao. Câu C1: Trọng tâm O của vòng nhẫn ở đâu ?...

  • Giải bài C1, 1, 2, 3 trang 130, 131 SGK Vật Lý 10 Nâng cao

    Giải bài tập trang 130, 131 bài 28 Quy tắc hợp lực song song, điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song SGK Vật Lý 10 Nâng cao. Câu C1: Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên thanh sắt nằm cân bằng trên giá đỡ Hình 28.5...

  • Giải bài C1, C2, 1, 2, 3, 4 trang 134, 136 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

    Giải bài tập trang 134, 136 bài 29 Momen của lực, điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Câu C1: Khoảng cách từ trục quay tới giá của lực và khoảng cách từ điểm đặt của lực tới trục quay có phải là một không ?...

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác