Bài 3.76 trang 36 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy tính số oxi hoá của crom (Cr) trong hợp chất \(K_2Cr_2O_7\).
Lời giải:
Gọi x là số oxi hoá của Cr. Vì trong một phân tử trung hoà, tổng đại số các số oxi hoá của các nguyên tử bằng không nên ta có :
2.(+1) + 2.X + 7.(-2) = 0
2x = +14 - 2 = +12
x = +6
Vậy số oxi hoá của Cr trong \(K_2Cr_2O_7\) bằng +6.
Bài 3.77 trang 36 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy tính số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong hợp chất \(H_2SO_4\).
Lời giải:
Gọi x là số oxi hoá của S, ta có :
2.(+l) + x + 4.(-2) = 0
x = +8 - 2 = +6
Số oxi hoá của s trong \(H_2SO_4\) là +6.
Bài 3.78 trang 36 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy cho biết sự khác nhau về liên kết hoá học trong các tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.
Lời giải:
Trong tinh thể ion, liên kết giữa các ion là liên kết ion.
Trong tinh thể nguyên tử, liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hoá trị.
Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là tương tác yếu, được gọi là tương tác giữa các phân tử.
Bài 3.79 trang 36 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy cho biết sự khác nhau về các cấu tử (các hạt tạo nên tinh thể) trong tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Lời giải:
Trong tinh thể ion, các cấu tử là các ion âm và dương. Trong tinh thể nguyên tử, các cấu tử là các nguyên tử. Trong tinh thể phân tử, các cấu từ là các phân tử.
Bài 3.80 trang 36 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy cho biết sự khác nhau về tính chất giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.
Lời giải:
Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị rất mạnh. Vì vậy, các nguyên tử liên kết với nhau một cách chặt chẽ, do đó tinh thể nguyên tử rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, các tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Các tinh thể nguyên tử rất khó hoà tan trong các dung môi khác nhau. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử không phân cực dễ hoà tan trong các dung môi không phân cực. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử phân cực dễ hoà tan trong các dung môi phân cực.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 35 bài 16 Luyện tập: Liên kết hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 3.81: Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử ...
Giải bài trắc nghiệm trang 37 bài 17 Phản ứng oxi hóa khử Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 4.1: Phản ứng...
Giải bài trắc nghiệm trang 38, 39 bài 17 Phản ứng oxi hóa khử Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 4.6: Cho sơ đồ phản ứng sau ...
Giải bài trang 37 bài 17 Phản ứng oxi hóa khử Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 4.14: Các câu sau, câu nào đúng ? Câu nào sai...