Bài 3.11 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết các phương trình hoá học diễn tả sự hình thành các ion sau :
\(Na^+, Mg^{2+}, Al^{3+}, Cl^-, O^{2-}, S^{2-}\)
Lời giải:
\(\begin{array}{l}
Na\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to N{a^ + } + e\\
Mg\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to M{g^{2 + }} + 2{\rm{e}}\\
Al\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to A{l^{3 + }} + 3{\rm{e}}\\
Cl + e\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to C{l^ - }\\
O + 2e\,\,\,\,\,\,\,\, \to {O^{2 - }}\\
S + 2e\,\,\,\,\,\,\,\, \to {S^{2 - }}
\end{array}\)
Bài 3.12 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Trong hai loại nguyên tố là kim loại và phi kim thì loại nguyên tố nào dễ nhận electron, loại nguyên tố nào dễ nhường electron ? Cho thí dụ.
Lời giải:
Các kim loại dể nhường electron để trở thành ion dương.
Thí dụ :
\(\begin{array}{l}
K\,\,\,\,\,\,\,\, \to {K^ + } + e\\
Ca\,\,\,\,\,\, \to C{a^{2 + }} + 2{\rm{e}}
\end{array}\)
Các phi kim dễ nhận electron để trở thành ion âm.
Thí dụ :
\(\begin{array}{l}
Br + e \to B{r^ - }\\
I + e\,\,\,\, \to {I^ - }
\end{array}\)
Bài 3.13 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : Al, Mg, Na, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử Al, Mg, Na, mỗi nguyên tử nhường mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử kim loại lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành các ion dương ?
Lời giải:
Cấu hình electron của Al, Mg, Na, Ne :
Al 1s22s22p6(3s23p1) |
Mg 1s22s22p6(3s2) |
Na 1s22s22p6(3s1) |
Ne 1s22s22p6 |
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu :
nguyên tử Na nhường le để trở thành ion Na+ ;
nguyên tử Mg nhường 2e để trở thành ion Mg2+ ;
nguyên tử AI nhường 3e để trở thành ion Mg2+,
thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Ta đã biết cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền. Vì vậy, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng dễ nhường electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng trước.
Bài 3.14 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : O, F, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử O, F, mỗi nguyên tử nhận thêm mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne đứng sau.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử phi kim lại có khuynh hướng nhận thêm electron để trở thành các ion âm ?
Lời giải:
O \(1s^22s^22p^4\) |
F \(1s^22s^22p^5\) |
Ne \(1s^22s^22p^6\) |
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu nguyên tử F nhận thêm le
để trở thành ion \(F^-\) ; nguyên tử O nhận thêm 2e để trở thành ion \( O^{2-}\); thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Như ta đã biết, cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là 2 electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền (năng lượng thấp). Vì vậy, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng sau.
Bài 3.15 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của heli (He) và cấu hình electron của các cation : \(Be^{2+}, Li^+\).
So sánh cấu hình electron của các cation đó với cấu hình electron nguyên tử của He và cho nhận xét.
Lời giải:
He |
Be |
Li |
1s2 |
1s2 |
1s2 |
Nhận xét : Các cation \(Be^{2+}, Li^+\) có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm He đứng trước.
Bài 3.16 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của agon (Ar) và cấu hình electron của các cation : \(Ca^{2+}, K^+\).
So sánh cấu hình electron của các cation đó với cấu hình electron nguyên tử của Ar và cho nhận xét.
Lời giải:
\(\begin{array}{l}
Ar:1{{\rm{s}}^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}\underline {3{{\rm{s}}^2}3{p^6}} \\
C{a^{2 + }}:1{{\rm{s}}^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}\underline {3{{\rm{s}}^2}3{p^6}} \\
{K^ + }:1{{\rm{s}}^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}\underline {3{{\rm{s}}^2}3{p^6}}
\end{array}\)
Nhận xét : Các cation \(Ca^{2+}, K^+\) có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Ar đứng trước.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 29 bài 12 Liên kết ion - Tinh thể ion Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 3.17: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của agon (Ar) và cấu hình electron của các anion...
Giải bài tập trắc nghiệm 3.23 - 3.33 trang 30 bài 13 Liên kết cộng hóa trị Sách bài tập ( SBT) Hóa học 10. Câu 3.23: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị là...
Giải bài tập trang 31 bài 13 Liên kết cộng hóa trị Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 3.23: Hãy giải thích sự liên kết giữa hai nguyên tử H...
Giải bài tập trang 31, 32 bài 13 Liên kết cộng hóa trị Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 3.40: Hãy cho biết quan hệ giữa độ âm điện và sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hoá trị...