Bài 21.1 trang 48 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một thanh cứng có khối lượng có thể quay trong mặt phẳng nằm ngang xung quanh một trục thẳng đứng đi qua trung điểm o của thanh. Trên thanh có gắn hai hình trụ giống nhau nhưng ở những vị trí khác nhau như hình 21. l. Hỏi trong trường hợp nào vật (bao gồm thanh và hai hình trụ) có mức quán tính đối với trục quay là bé nhất ?
A. Hình 21.1a. B. Hình 21.1b.
C. Hình 21.1c. D. Hình 21.1d.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B
Bài 21.2 trang 48 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một ô tô có khối lượng 1 600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm bằng 600 N. Hỏi độ lớn và hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây ra cho xe ?
Hướng dẫn trả lời:
Độ lớn gia tốc mà lực hãm phanh gây ra cho xe là
\(a = {F \over m} = {{600} \over {1600}} = 0,375(m/{s^2})\)
Hướng của gia tốc trùng với hướng của lực, tức là ngược với hướng của chuyển động.
Bài 21.3 trang 48 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt đi một đoạn đường s thì dừng lại.
a) Nếu xe chở hàng có khối lượng bằng khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ?
b) Nếu tốc độ của xe chỉ bằng một nửa lúc đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ?
Cho rằng lực hãm không thay đổi.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Ta có \({v^2} - v_0^2 = 2as\) với v = 0 => \(a = {{ - v_0^2} \over {2s}} = - {F \over m}\)
Do đó \(s = {{mv_0^2} \over {2F}}\)
a. Xe chở hàng có khối lượng bằng khối lượng của xe => khối lượng tổng cộng là 2m
\({s_1} = {{2mv_0^2} \over {2F}} = 2s\)
b. Tốc độ của xe chỉ bằng nửa tốc độ lúc đầu v0/2
\({s_2} = {{mv_0^2} \over {2F.4}} = {s \over 4}\)
Bài 21.4 trang 48 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một vật có khối lượng 1,0 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm nó đi được 80 cm trong 2 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Tính lực kéo.
b) Sau quãng đường ấy, lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều ?
Hướng dẫn trả lời:
Hình 21.1G vẽ các lực tác dụng lên vật.
a. \(a = {{2s} \over {{t^2}}} = {{2.0,8} \over 4} = 0,40(m/{s^2})\)
Áp dụng định luật II Niu-tơn ta có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m\overrightarrow a \) (1)
Chiếu (1) lên các trục tọa độ đã chọn ta được
Ox: F - µtN = ma
Oy: N – mg = 0
Suy ra F = m(a + µtg) = 1,0(0,40 + 0,30.9,8) = 3,34 N.
b. F = Fms = µtmg = 0,30.1,0.9,8 = 2,94 N.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 49 bài 21 chuyển động tịnh tiến của vật rắn, chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 21.5: Một người kéo một cái hòm có khối lượng 32 kg trên nên nhà băng một sợi dây chếch 30° so với phương ngang...
Giải bài tập trang 49, 50 bài 22 ngẫu lực Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 22.1: Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?...
Giải bài tập trang 50, 51 bài ôn tập chương III Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu III.1: Có ba khối giống hệt nhau được nối với nhau bằng hai dây và được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát ...
Giải bài tập trang 51, 52 bài ôn tập chương III Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu III.5: Để đẩy một con lăn nặng, bán kính R lên bậc thềm, người ta đặt vào nó một lực F theo phương ngang hướng đến trục...