Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Vật lí 10

CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Giải bài tập trang 49, 50 bài 22 ngẫu lực Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 22.1: Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?...

Bài 22.1 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

 Một ngẫu lực (\(\overrightarrow F ,\overrightarrow {F'} \) ) tác dụng vào một thanh cứng như hình 22.1. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?

A. (Fx + Fd).                                         B. (Fd - Fx).

C. (Fx - Fd).                                           D. Fd.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D

 


Bài 22.2 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật có thay đổi không nếu ta thay đổi điểm đặt và phương của cặp lực (F, F') nhưng không thay đổi độ lớn của lực và cánh tay đòn của ngẫu lực (H.22.2 a và b) ?

Hướng dẫn trả lời:

Không thay đổi

 


Bài 22. 3 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8 N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau đây :

a) Các lực vuông góc với cạnh AB.

b) Các lực vuông góc với cạnh AC.

c) Các lực song song với cạnh AC.

Hướng dẫn trả lời:

Áp dụng công thức tính momen ngẫu lực M = F.d vào các phần ta được

a. M = F.d = F.a = 8.0,2 = 1,6 N.m

b. M = F.d = F.a/2 = 8.0,1 = 0,8 N.m

c. M = F.d = F.\(a{{\sqrt 3 } \over 2}\) = 8. 0,1\({{\sqrt 3 } \over 2}\) = 1,38 N.m

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác