Bài 19.4 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy (H.19.2).
a) Hãy tính lực giữ của tay.
b) Nếu dịch chuyển gậy cho bị cách vai 30 cm và tay cách vai 60 cm, thì lực giữ bằng bao nhiêu ?
c) Trong hai trường hợp trên, vai người chịu một áp lực bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn trả lời:
a. \({F \over P} = {{60} \over {30}} = 2 = > F = 2P = 100(N)\)
b. \({F \over P} = {{30} \over {60}} = {1 \over 2} = > F = {1 \over 2}P = 25(N)\)
c. Áp lực bằng F + P = 150 N hoặc 75 N
Bài 19.5 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Xác định các áp lực của trục lên hai ổ trục A và B (H.19.3). Cho biết trục có khối lượng 10 kg, bánh đà đặt tại C có khối lượng 20 kg, khoảng cách AC = 1 m ; BC = 0,4 m lấy g = 10 m/s2
Hướng dẫn trả lời
Ta phân tích trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} \) của trục thành hai lực thành phần tác dụng lên hai ổ trục A và B:
P1A = P1B = 0,5P = 50 N.
Làm tương tự với trọng lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) của bánh đà:
P2A + P2B = P2 = 200 N(1)
\({{{P_{2A}}} \over {{P_{2B}}}} = {{0,4} \over 1} = 0,4\) (2)
Từ (1) và (2) ta được P2A = 57 N và P2B = 143 N.
Vậy áp lực lên ổ trục A là P1A + P2A = 107 N
Áp lực lên ổ trục B là P1B + P2B = 193 N
Bài 19.6 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10
Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép ván cầu (H.19.4). Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính momen của trọng lực của người đối với cọc đỡ trước.
b) Tính các lực F1 và F2 mà hai cọc đỡ tác dụng lên ván.
Bỏ qua khối lượng của tấm ván.
Hướng dẫn trả lời:
a. M = Pl = 600.3,0 = 1800 N.m
b. Momen của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) của cọc đỡ sau đối với cọc đỡ trước phải cân bằng với momen của trọng lực của người. Do đó, lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) phải hướng xuống (H.19.3G)
MF2 = F2d2 = 1800 N.m
=> F2 = 1800 N.
Hợp lực của \(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{P}} \) cân bằng với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
F1 = F2 + P = 2400 N.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 47 bài 20 các dạng cân bằng, cân bằng của một vật có mặt chân đế Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 20.1: Một chiếc thước đồng chất, tiết diện đều, dài L. Đặt thước lên bàn, một đầu sát mép bàn....
Giải bài tập trang 48 bài 21 chuyển động tịnh tiến của vật rắn, chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 21.1: Một thanh cứng có khối lượng có thể quay trong mặt phẳng nằm ngang...
Giải bài tập trang 49 bài 21 chuyển động tịnh tiến của vật rắn, chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 21.5: Một người kéo một cái hòm có khối lượng 32 kg trên nên nhà băng một sợi dây chếch 30° so với phương ngang...
Giải bài tập trang 49, 50 bài 22 ngẫu lực Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu 22.1: Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?...