Bài C5 trang 123 sgk vật lí 9
C5. Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f= 12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A'B' của AB. Dựa vào hình vẽ để nêu nhận xét về độ lớn của ảnh so với vật trong hai trường hợp:
+ Thấu kính là hội tụ.
+ Thấu kính là phân kì.
Hướng dẫn:
+ Thấu kính là hội tụ: Ảnh của vật AB (hình 45.4) tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật.
+ Thấu kính là phân kì: Ảnh của vật AB(hình 45.5) tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật.
Bài C6 trang 123 sgk vật lí 9
C6. Từ bài toán trên, hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giồng nhau, khác nhau. Từ đó hãy nên cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì.
Hướng dẫn:
Giống nhau: Cùng chiều với vật.
Khác nhau:
+ Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.
+ Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.
Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì: Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kì.
Bài C7 trang 123 sgk vật lí 9
C7. Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đén thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5 khi vật có chiều cao h = 6mm.
Hướng dẫn:
Tam giác BB'I đồng dạng với tam giác OB'F' cho ta:
\(\frac{BI}{OF}= \frac{BB'}{OB'}\) => \(\frac{8}{12}= \frac{BB'}{OB'}\) => \(\frac{12}{8}= \frac{OB'}{BB'}\) => \(\frac{BB' +OB}{BB'}\) = 1,5
1 + \(\frac{OB}{BB'}\) = 1,5 => \(\frac{OB}{BB'}\) = 0,5 = \(\frac{1}{2}\) => \(\frac{BB'}{OB}\) = 2
Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA'B', cho ta:
\(\frac{OA'}{OA}=\frac{A'B'}{AB}=\frac{OB'}{OB}\) (*)
Ta tính tỉ số: \(\frac{OB'}{OB}\) = \(\frac{OB + BB'}{OB}\) = 1 + \(\frac{BB'}{OB}\) = 1 + 2 = 3
Thay vào (*), ta có:
\(\frac{OA'}{OA}\) = 3 => OA' = 3. OA = 3.8 = 24 cm.
\(\frac{A'B'}{AB}\) = 3 => A'B' = 3. AB = 3. 6 = 18 mm.
Vậy ảnh có độ cao là 3cm, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 24cm.
+ Với thấu kính phân kì:
Tam giác FB'O đồng dạng với tam giác IB'B, cho ta:
\(\frac{BI}{OF} =\frac{BB'}{OB}\) = \(\frac{8}{12} =\frac{2}{3}\)
Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA'B', cho ta:
\(\frac{OA}{OA'} =\frac{OB}{OB'}\) = \(\frac{OB + BB'}{OB}\) = 1 + \(\frac{ BB'}{OB'}\) = 1 + \(\frac{2}{3}\) = \(\frac{5}{3}\)
=> OA = \(\frac{3}{5}\) OA = \(\frac{3}{5}\) .8 = 4,8 cm.
\(\frac{A'B'}{AB}\) = \(\frac{OB}{OB'}\) = \(\frac{OB' + BB'}{OB'}\) = 1 + \(\frac{ BB'}{OB'}\) = 1 + \(\frac{2}{3}\) = \(\frac{5}{3}\)
=> A'B' = \(\frac{3}{5}\) AB = \(\frac{3}{5}\) .6 = 3.6mm = 0,36 cm.
Vậy ảnh cao 0,36 cm và cách thấu kính 4,8 cm.
Bài C8 trang 123 sgk vật lí 9
C8. Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài?
Hướng dẫn:
Nếu Đông bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt bạn to hơn khi nhìn mắt bạn lúc đeo kính, vì kính của bạn ấy là thấu kính phân kì. Khi ta nhìn mắt bạn qua thấu kính phân kì, ta đã nhìn thấy ảnh ảo của mắt, nhỏ hơn mắt khi không đeo kính.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 126 bài 47 sự tạo ảnh trong máy ảnh SGK Vật lý 9. Câu C1: Ảnh của vật trên tấm kính mở (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo ?...
Giải bài tập trang 128, 130 bài 48 mắt SGK Vật lý 9. Câu C1: Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh ?...
Giải bài tập trang 131 bài 49 mắt cận và mắt lão SGK Vật lý 9. Câu C1: Những biểu thức nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị ?...
Giải bài tập trang 132 bài 49 mắt cận và mắt lão SGK Vật lý 9. Câu C5: Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ ?...