Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

Giải bài tập Vật lí 9

CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

Giải bài tập trang 29 bài 10 biến trở - điện trở dùng trong kỹ thuật SGK Vật lí 9. Câu C2: Bộ phận chính của biến trở trên các hình 10.1a, b gồm con chạy (tay quay) C...

Bài C2 trang 29 sgk Vật lí 9

C2. Bộ phận chính của biến trở trên các hình 10.1a, b gồm con chạy (tay quay) C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikelin hay nicrom), được quấn đều dặn dọc theo một lõi bằng sứ. Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dich chuyển con chạy C, biến trở có tác dụng thay đổi điện trở không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở. Vì khi đó, nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở, con chạy không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua.


Bài C3 trang 29 sgk Vật lí 9

C3. Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, chẳng hạn vói hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1a và b. Khi đó, nếu ta dịch chuyển con chạy hoặc quay tay C thì điện trở của mạch điện có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

Khi biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, với hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1a, b SGK, nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, do đó làm thay đổi diện trở của biến trở, và điện trở của mạch điện sẽ thay đổi theo.


Bài C4 trang 29 sgk Vật lí 9

C4. Trên hình 10.2 vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c.

Trả lời:

Hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c trên hình 10.2 SGK : Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi ddiiejn trở của biện trở.


Bài C5 trang 29 sgk Vật lí 9

C5. Vẽ sơ đồ mạch điện hình 10.3

Trả lời:

Sơ đồ mạch điện như hình 10.1


Bài C6 trang 29 sgk Vật lí 9

C6. Tìm hiểu trị số điện trở lớn nhất cảu biến trở được sử dụng và cường độ lớn nhất của dòng điệncho phép chạy qua biến trở đó.

+ Mắc mạch điện theo hình 10.3. Đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất.

+ Đóng công tắc rồi dịch chuyển con chạy C để đèn sáng hơn. Tại sao?

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con chạy của biến trở tới vị trí nào? Vì sao?

Trả lời:

+ Để con chạy C ở điểm N thì biến trở có giá trị điên trở lớn nhất, vì khi đó dòng điện chạy qua tất cả cuộn dây của biến trở.

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con trở của biến trở đến vị trí sao cho điện trở của biến trở là nhỏ nhất ( vì biến trở mắc nối tiếp với đèn trong mạch), đó là điểm M.

Khi con chạy đặt ở điểm M thì dòng điện hầu như không chạy qua cuộn dây của biến trở, điện trở của biến trở khi ấy là nhỏ nhất.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 1, 2, 3 trang 32, 33 SGK Vật lí 9

    Giải bài tập trang 32, 33 bài 11 bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn SGK Vật lí 9. Câu 1: Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220v....

  • Giải bài C2, C3, C4 trang 34, 36 SGK Vật lí 9

    Giải bài tập trang 34, 36 bài 12 công suất điện SGK Vật lí 9. Câu C2: Hãy nhớ lại kiến thức ở lớp 8 và cho biết oat là đơn vị của đại lượng nào...

  • Giải bài C6, C7, C8 trang 36 SGK Vật lí 9

    Giải bài tập trang 36 bài 12 công suất điện SGK Vật lí 9. Câu C6: Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn và điện trở của nó khi đèn sáng bình thường....

  • Giải bài C1, C2, C3 trang 37, 38 SGK Vật lí 9

    Giải bài tập trang 37, 38 bài 13 điện năng - công của dòng điện SGK Vật lí 9. Câu C1: Quan sát hình 13.1 và cho biết...