Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Lịch sử 9

Giải từ bài 1 đến bài 3, bài tập trang 124 SBT Lịch sử 9. Bài 2. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ?

Bài tập 1 trang 124 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy cho biết hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi ( 1959-1960)

Hướng dẫn làm bài:

Điều kiện lịch sử : (Nguyên nhân của phong trào Đồng khởi)- Những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng, đề ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, công khai chém giết hàng vạn cán bộ Đảng viên…=>Cần phải có một biện pháp quyết liệt để đua CM vượt qua khó khăn.- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

Diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”:
- Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái, Vĩnh Thạnh (2/1959), Trà Bồng (8/1959), phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre
- Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện, toàn tỉnh Bến Tre, lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên… 

ý nghĩa :
- Phong trào “Đồng Khởi” đã giàng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.


Bài tập 2 trang 124 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ?

Hướng dẫn làm bài:

Về điểm giống nhau. 
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ. 
+ Đều bị thất bại. 

Khác nhau: 
Về lực lượng tham chiến chính . 
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn. 
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ. 
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước. 

Về địa bàn diễn ra. 
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam. 
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc. 
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương. 

Về thủ đoạn cơ bản. 
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách. 
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định. 
+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết". 

Về tính chất ác liệt: 
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri. 
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước. 


Bài tập 3 trang 124 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược”Việt Nam hoá chiến tranh”.Nêu thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”

Hướng dẫn làm bài:

"Việt Nam hoá" chiến tranh của Níchxơn là để thay cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Giônxơn đã phá sản, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.Thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh, quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu rút dần khỏi chiến tranh đồng thời tăng cường quân đội tay sai để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường. Thực chất đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt".Quân đội Sài gòn còn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

 Thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”

Trên mặt trận chính trị – ngoại giao.
Thắng lợi đầu tiên là sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (6/6/1969). Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam, đã được 23 nước trên thế giới công nhận, trong đó có 21 nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao.
Trên khắp các đô thị miền Nam, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt là tại Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào của học sinh, sinh viên diễn ra rất rầm rộ, lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham gia.
Tại các vùng nông thôn, phong trào “phá ấp chiến lược”, chống “bình định nông thôn” diễn ra rất quyết liệt. Đến đầu năm 1971, cách mạng đã giành quyền làm chủ thêm 3.600 “ấp chiến lược” với hơn 3 triệu dân.
Trên mặt trận quân sự.
 + Đập tan âm mưu mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
 + Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ – Ngụy.
 + Ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác