Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng (sgk trang 85).
Trả lời:
- Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường.
- Nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.
- Đời sống nhân dân còn khó khắ, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
Xác định các vùng nông – lâm kết hợp (sgk trang 86)
Trả lời:
- Trên vùng đồi núi phía tây: trồng rừng + trồng cây công nghiệp lâu lăm+chăn nuôi trâu bò.
-Vùng ven biển phía đông: trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát + nuôi trồng thủy sản.
Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ (sgk trang 86)
Trả lời:
Bắc Trung Bộ là dải lãnh thổ dài và hẹp ngang, đồng bằng ven biển hẹp, vùng đồi núi phía tây có địa hình dốc, sông ngắn và dốc, thủy chế thất thường. Việc trồng rừng có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất và đời sống dân cư của vùng:
+ Trồng rừng trên vùng đồi núi: tăng độ che phủ đất giữ đất, hạn chế lũ quét, giảm bớt tính chất thất thường của chế độ nước sông ngòi.
+ Trồng rừng ở vùng ven biển: chắn gió, hạn chế nạn cát lấn, bảo vệ bờ biển, tạo môi trường cho các loài sinh vật biển.
+ Góp phần làm giảm tác hại của bão lũ, gió phơn tây nam khô nóng, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ tính đa dạng sinh vật.
Dựa vào hình 24.2 (SGK trang 86), nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ngày càng tăng tăng gấp 2,7 lần.
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.
Trả lời:
- Thiếc: Quỳ Châu (Nghệ An).
- Crôm: cổ Định (Thanh Hoá)
- Titan: Hà Tĩnh.
- Đá vôi: Thanh Hoá.
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định các Quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này
Trả lời:
Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.
Hãy kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
Một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ: động Phong Nha; cố đô Huế, các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô,...
Xác định trên hình 24.3 (SGK trang 87) những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.
Trả lời:
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Thanh Hoá: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; vật liệu xây dựng.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Vinh: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản; hàng tiêu dùng.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Huế: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản.
Bài 1 trang 89 sgk địa lí 9.
1. Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Trả lời.
a) Nông nghiệp
* Thành tựu
- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Bình quân lương thực trên đầu người từ 235,2 kg (năm 1995) lên 346,9 kg (năm 2005). Đã hình thành các vùng thâm canh lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa: diện tích các cây công nghiệp (lạc vừng…), cây ăn quả và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng, số lượng đàn gia súc và gia cầm, đặc biệt là đàn trâu, bò đều tăng.
* Khó khăn.
- Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường.
- Nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.
- Đời sống nhân dân còn khó khắ, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
b) Công nghiệp
* Thành tựu
- Giá trị sản xuất coong nghiệp tăng khá (thời kì 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).
- Cơ cấu Ngành công nghiệp đang định hình: ngoài hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai thác và công nghiệp vật liệu cây dựng, các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí nông cụ, thủy điện… đã được phát triển ở hầu hết các địa phương.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng đang được cải thiện. Đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.
- Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (quy mô vừa) là: Thanh Hóa – Bỉm Sơn, vinh, Huế.
* Khó khăn:
- Cơ sở hạ tang chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, nhất là mạng lưới năng lượng.
- Còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn đầu tư.
Bài 2: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
Lời giải:
Du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ, vì Bắc Trung Bộ có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch:
+ Các bãi biển nổi tiếng : sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
+ Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
+ Các di tích lịch sử - văn hoá : Quê hương Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), Cố đô Huế,...
Giaibaitap.me