Quan sát hình 17.1 (SGK trang 62), hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
- Phía Bắc giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), phía tây giáp Lào (vùng Thượng Lào), phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng
+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Dựa vào hình 17.1 (SGK trang 62), xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.
Trả lời:
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:
- Vị trí các mỏ khoảng sản :
- Than: Quảng Ninh.
- Sắt: Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.
- Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.
- Apatit: Lào Cai.
- Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy.
Căn cứ vào bảng 17.1, hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (sgk trang 63)
Trả lời:
Ta lập bảng sự khác biệt giữa 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 (SGK trang 64), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Trả lời:
- Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.
- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước
- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước
- Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.
Bài 1 trang 65 sgk địa lí 9
1. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời
+ Tài nguyên khoáng sản: giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoảng sản quan trọng: than Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái), măn gan (Cao Bằng), chì, kẽm (Bắc Cạn), đồng (Lào Cai, Sơn La), apatit (Lào Cai), đá vôi đá xây dựng.
+ Tài nguyên đất: Có diện tích lớn đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gnai và các đá mẹ khác, thích hợp cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, trồng rừng.
+ Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, thích hợp để trồng nhiều loại cây cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu).
+ Tài nguyên nước: Nguồn nước và nguồn thủy năng phong phú của hệ thống sông Hồng (chiếm 37% trữ năng lượng thủy điện của cả nước). Có nhiều nguồn nước khoáng: Auang Hanh (Quảng Ninh), Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang).
+ Tài nguyên biển: Vùng biển có các bãi cá, bãi tôm, bờ biển và các đảo có nhiều diện tích mặt nước, nhiều cảnh quan đẹp, thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng: có nhiều cảnh quan đẹp (Vịnh Hạ Long, Sa Pa, hồ Ba Bể…), các vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn), bãi biển đẹp (Trà Cổ)…
Bài 2 trang 65 sgk địa lí 9
2. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ ?
Trả lời.
Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ vì:
+ Ở vị trí chuyển tiếp miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, giao lưu thuận lợi với đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi Bắc Bộ:
- Địa hình gồm các đồi hình bát úp, xen ké những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc cư trú, giao thong, sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp).
- Nguồn nước cho sản xuất và cho sinh hoạt dân cư đảm bảo tốt hơn.
- Ít xảy ra tai biến thiên nhiên hơn (lũ quét, trượt lở đất đá,,,)
+ Có lịch sử khai thác sớm hơn miền núi Bắc Bộ.
Bài 3 trang 65 sgk địa lí 9
3. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời:
+ Vì để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở trung du và miền núi Bắc Bộ phải khai thác các thế mạnh kinh tế của vùng như: khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái…
+ Trong điều kiện địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc.
+ Trong thực tế, việc khai thác nhiều loại tài nguyên không hợp lí trước đây (đất trồng, rừng, nguồn nước, khoáng sản…) đã làm cho các tài nguyên trên bị suy giảm, các tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở đất đá, khô hạn…) gia tăng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống dân cư.
Giaibaitap.me