Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết (SGK trang 4).
Trả lời:
Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:
+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).
+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
+ Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ?
Trả lời:
Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?
Trả lời:
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
Bài 1 trang 6 sgk địa lí 9
1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.
Trả lời.
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phương thức sản xuất…
+ Ví dụ:
- Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ – me.
- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vảo những thời điểm khác nhau, với những nghi thức khác nhau:
- Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch
- Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.
- Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.
Bài 2 trang 6 sgk địa lí 9
2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
Trả lời.
+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc
- Ở vùng thấp: người Tây, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
- Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
- Ngườ Mông sống trên các vùng núi cao.
* Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt
- Người Ê – đê ở Đắk Lắk
- Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại
- Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng...
* Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận)
* Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm
* Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh
+ Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.
Bài 3 trang 6 sgk địa lí 9
3. Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em.
Bảng 1.1. Số dân phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị : nghìn người)
Gợi ý làm bài:
- Em thuộc dân tộc Kinh
- Dân tộc Kinh đứng thứ nhất về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh: Ở các vùng đô thị, đồng bằng nông thôn trên cả nước
- Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh:
+ Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão.
+ Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.
+ Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất.
+ Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
+ Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.
Giaibaitap.me