Câu 46 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Hai đường chéo của một hình thoi có độ dài là 16cm và 12cm.
Tính: a. Diện tích hình thoi
b. Độ dài cạnh hình thoi
c. Độ dài đường cao hình thoi
Giải:
a. \({S_{ABCD}} = {1 \over 2}AC.BD = {1 \over 2}.12.16 = 96\) (cm2)
b.Trong tam giác vuông OAB ta có:
\(\eqalign{ & A{B^2} = O{A^2} + O{B^2} = {\left( {{{AC} \over 2}} \right)^2} + {\left( {{{BD} \over 2}} \right)^2} \cr & = {6^2} + {8^2} = 100 \cr & AB = 10(cm) \cr} \)
c. Kẻ AH ⊥ CD (H ∈ CD)
\(\eqalign{ & {S_{ABCD}} = AH.CD \cr & \Rightarrow AH = {{{S_{ABCD}}} \over {CD}} = {{96} \over {10}} = 9,6(cm) \cr} \)
Câu 5.1 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
a. Sử dụng kéo cắt đúng 2 lần, theo đường thẳng, chia một hình chữ nhật thành ba phần sao cho có thể ghép lại thành một hình thoi.
b. Sử dụng kéo cắt đúng hai lần, theo đường thẳng, chia một hình thoi thành ba phần sao cho có thể ghép lại thành một hình chữ nhật.
Từ đó suy ra công thức tính diện tích hình thoi dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Giải:
a. Vì hình thoi có hai đường chéo vuông góc cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên chia hình thoi thành 4 tam giác bằng nhau.
Giả sử hình chữ nhật ABCD ta chọn trung điểm M của CD. Nối AM, BM ta cắt theo đường AM và BM ta ghép lại được một hình thoi.
b. Giả sử ta có hình thoi ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Ta cắt hình thoi theo đường chéo AC ta được 2 tam giác.
Lấy AC làm một cạnh hình chữ nhật. Cắt tam giác BAC theo đường BO ta được hai tam giác ghép lại ta có hình chữ nhật.
Câu 5.2 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Biết AC = 6cm, BD = 8cm. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Gọi X, Y, Z, T theo thứ tự là trung điểm các cạnh MN, NP, PQ, QM.
a. Chứng minh rằng MNPQ là hình chữ nhật.
b. Tính diện tích của tứ giác XYZT.
Giải:
a. Trong ∆ ABD ta có:
M là trung điểm của AB
Q là trung điểm của AD
nên MQ là đường trung bình của ∆ ABD.
⇒ MQ // BD và MQ = \({1 \over 2}\)BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)
Trong ∆ CBD ta có:
N là trung điểm của BC
P là trung điểm của CD
nên NP là đường trung bình của ∆ CBD
⇒ NP // BD và NP = \({1 \over 2}\)BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: MQ // NP và MQ = NP nên tứ giác MNPQ là hình bình hành
AC ⊥ BD (gt)
MQ // BD
Suy ra: AC ⊥ MQ
Trong ∆ ABC có MN là đường trung bình ⇒ MN // AC
Suy ra: MN ⊥ MQ hay \(\widehat {NMQ} = 90^\circ \)
Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
b. Kẻ đường chéo MP và NQ
Trong ∆ MNP ta có:
X là trung điểm của MN
Y là trung điểm của NP
nên XY là đường trung bình của ∆ MNP
⇒ XY // MP và XY = \({1 \over 2}\)MP (tính chất đường trung bình của tam giác) (3)
Trong ∆ QMP ta có:
T là trung điểm của QM
Z là trung điểm của QP
nên TZ là đường trung bình của ∆ QMP
⇒ TZ // MP và TZ = \({1 \over 2}\)MP (tính chất đường trung bình của tam giác) (4)
Từ (3) và (4) suy ra: XY // TZ và XY = TZ nên tứ giác XYZT là hình bình hành.
Trong ∆ MNQ ta có XT là đường trung bình
⇒ XT = \({1 \over 2}\)QN (tính chất đường trung bình của tam giác)
Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật ⇒ MP = NQ
Suy ra: XT = XY. Vậy tứ giác XYZT là hình thoi
\({S_{XYZT}} = {1 \over 2}XZ.TY\)
mà \(XZ = MQ = {1 \over 2}BD = {1 \over 2}.8 = 4\) (cm);
\(TY = MN = {1 \over 2}AC = {1 \over 2}.6 = 3\) (cm)
Vậy : \({S_{XYZT}} = {1 \over 2}.3.4 = 6(c{m^2})\)
Câu 5.3 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho tam giác vuông ABC, có hai cạnh góc vuông là AC = 6cm và AB = 8cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = 5cm. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho EB = 5cm. Gọi M, N, P, Q tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng DE, DB, BC và CE. Tính diện tích của tứ giác MNPQ.
Giải:
Trong ∆ EDC ta có:
M là trung điểm của ED
Q là trung điểm của EC
nên MQ là đường trung bình của ∆ EDC
⇒ MQ = \({1 \over 2}\)CD = 2,5 (cm) và MQ // CD
Trong ∆ BDC ta có:
N là trung điểm của BD
P là trung điểm của BC
nên NP là đường trung bình của ∆ BDC
⇒ NP = \({1 \over 2}\)CD = 2,5 (cm)
Trong ∆ DEB ta có:
M là trung điểm của DE
N là trung điểm của DB
nên MN là đường trung bình của ∆ DEB
⇒ MN = \({1 \over 2}\)BE = 2,5 (cm) và MN // BE
Trong ∆ CEB ta có:
Q là trung điểm của CE
P là trung điểm của CB
nên QP là đường trung bình của ∆ CEB
⇒ QP = \({1 \over 2}\)BE = 2,5 (cm)
Suy ra: MN = NP = PQ = QM (1)
MQ // CD hay MQ // AC
AC ⊥ AB (gt)
⇒ MQ ⊥ AB
MN // BE hay MN // AB
Suy ra: MQ ⊥ MN hay \(\widehat {QMN} = 90^\circ \) (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác MNPQ là hình vuông
\({S_{MNPQ}} = M{N^2} = {\left( {2,5} \right)^2} = 6,25(c{m^2})\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 164 bài diện tích đa giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 47: Thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích đa giác ABCDE...
Giải bài tập trang 164, 165 bài diện tích đa giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 6.1: Tính diện tích của hình được cho trong mỗi trường hợp sau đây...
Giải bài tập trang 166 bài ôn tập chương II - đa giác - diện tích đa giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 51: Cho tam giác ABC với ba đường cao AA’, BB’, CC’. Gọi H là trực tâm của tam giác đó...
Giải bài tập trang 166 bài ôn tập chương II - đa giác - diện tích đa giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 54: Tam giác ABC có hai trung tuyến AM và BN vuông góc với nhau. Hãy tính diện tích tam giác đó theo AM và BN...