Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Toán 8

CHƯƠNG II. ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC

Giải bài tập trang 166 bài ôn tập chương II - đa giác - diện tích đa giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 51: Cho tam giác ABC với ba đường cao AA’, BB’, CC’. Gọi H là trực tâm của tam giác đó...

Câu 51 trang 166 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC với ba đường cao AA’, BB’, CC’. Gọi H là trực tâm của tam giác đó.

Chứng minh rằng \({{HA'} \over {AA'}} + {{HB'} \over {BB'}} + {{HC'} \over {CC'}} = 1\)

Giải:                                                                          

\(\eqalign{  & {S_{HBC}} + {S_{HAC}} + {S_{HAB}} = {S_{ABC}}  \cr  &  \Rightarrow {{{S_{HBC}}} \over {{S_{ABC}}}} + {{{S_{HABC}}} \over {{S_{ABC}}}} + {{{S_{HAB}}} \over {{S_{ABC}}}} = 1 \cr} \)

Suy ra: \({{HA'.BC} \over {AA'.BC}} + {{HB'.AC} \over {BB'.AC}} + {{HC'.AB} \over {CC'.AB}} = 1\)

\( \Rightarrow {{HA'} \over {AA'}} + {{HB'} \over {BB'}} + {{HC'} \over {CC'}} = 1\)


Câu 52 trang 166 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC

a. Tính tỉ số các đường cao BB’ và CC’ xuất phát từ các đỉnh B và C

b. Tại sao nếu AB < AC thì BB’ < CC’ ?

Giải:                                                                       

a. \({S_{ABC}} = {{BB'.AC} \over 2} = {{CC'.AB} \over 2}\)

\(\eqalign{  &  \Rightarrow BB'.AC = CC'.AB  \cr  &  \Rightarrow {{BB'} \over {CC'}} = {{AB} \over {AC}} \cr} \)

b. Nếu AB < AC \( \Rightarrow {{AB} \over {AC}} < 1\)

\( \Rightarrow {{BB'} \over {CC'}} < 1 \Rightarrow BB' < CC'\)


Câu 53 trang 166 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Qua tâm O của hình vuông ABCD cạnh a, kẻ đường thẳng \(l\) cắt cạnh AB và CD lần lượt tại M và N. Biết MN = b. Hãy tính tổng các khoảng cách từ các đỉnh của hình vuông đến đường thẳng \(l\) theo a và b (a và b có cùng đơn vị đo)

Giải:                                                                     

Gọi hvà h là khoảng cách từ đỉnh B và đỉnh A đến đường thẳng\(l\);

Tổng khoảng cách là S. Vì O là tâm đối xứng của hình vuông.

⇒ OM = ON (tính chất đối xứng tâm)

Suy ra: AM = CN

\(\widehat {AMP} = \widehat {DNS}\) (đồng vị)

\(\widehat {DNS} = \widehat {CNR}\) (đối đỉnh)

\( \Rightarrow \widehat {AMP} = \widehat {CNR}\)

Suy ra: ∆ APM = ∆ CRN (cạnh huyền, góc nhọn)

⇒ CR = AP = h2

AM = CD ⇒ BM = DN

\(\widehat {BMQ} = \widehat {DNS}\) (so le trong)

Suy ra: ∆ BQM = ∆ DSN (cạnh huyền, góc nhọn) ⇒ DS = BQ = h1

\(\eqalign{  & {S_{BOA}} = {1 \over 4}{S_{AOB}} = {1 \over 4}{a^2}(1)  \cr  & {S_{BOA}} = {S_{BOM}} + {S_{AOM}} = {1 \over 2}{b \over 2}.{h_1} + {1 \over 2}{b \over 2}.{h_2} = {b \over 4}\left( {{h_1} + {h_2}} \right)(2) \cr} \)

Từ (1) và (2): ${h_1} + {h_2} = {{{a^2}} \over b}\)

\(S = 2\left( {{h_1} + {h_2}} \right) = {{2{a^2}} \over b}\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác