Câu 151 trang 98 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho hình vuông ABCD. Gọi E là một điểm nằm giữa C và D. Tia phân giác của góc DAE cắt CD ở F. Kẻ FH ⊥ AE (H ∈ AE), FH cắt BC ở G.
Tính số đo góc FAG.
Giải:
Xét hai tam giác vuông DAF và HAF:
\(\widehat {ADF} = \widehat {AHF} = {90^0}\)
\({\widehat A_1} = {\widehat A_2}\) (gt)
AF cạnh huyền
Do đó: ∆ DAF = ∆ HAF (cạnh huyền, góc nhọn)
⇒ DA = HA
DA = AB (gt)
Suy ra: HA = AB
Xét hai tam giác vuông HAG và BAG:
\(\widehat {AHG} = \widehat {ABG} = {90^0}\)
HA = BA (chứng minh trên)
AG cạnh huyền chung
Do đó: ∆ HAG = ∆ BAG (cạnh huyền, cạnh góc vuông)
\( \Rightarrow {\widehat A_3} = {\widehat A_4}\)nên AG là tia phân giác của \(\widehat {EAB}\)
\(\widehat {FAG} = {\widehat A_2} + {\widehat A_3} = {1 \over 2}\left( {\widehat {DAE} + \widehat {EAB}} \right) = {1 \over 2}{.90^0} = {45^0}\)
Câu 152 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho hình vuông DEBC. Trên cạnh CD lấy điểm A, trên tia đối của tia DC lấy điểm K, trên tia đối tia ED lấy điểm M sao cho CA = DK = EM. Vẽ hình vuông DKIH (H thuộc cạnh DE). Chứng minh rằng ABMI là hình vuông.
Giải:
Xét ∆ CAB và ∆ EMB :
CA = ME (gt)
\(\widehat C = \widehat E = {90^0}\)
CB = EB (tính chất hình vuông)
Do đó: ∆ CAB = ∆ EMB (c.g.c)
⇒ AB = MB (1)
AK = DK +DA
CD = CA + AD
mà CA = DK nên AK = CD
Xét ∆ CAB và ∆ KIA :
CA = KI (vì cùng bằng DK)
\(\widehat C = \widehat K = {90^0}\)
CB = AK (vì cùng bằng CD)
Do đó: ∆ CAB = ∆ KIA (c.g.c)
⇒ AB = AI (2)
DH = DK (vì KDHI là hình vuông)
EM = DK (gt)
⇒ DH + HE = HE + EM
hay DE = HM
Xét ∆ HIM và ∆ EMB :
HI = EM (vì cùng bằng DK)
\(\widehat H = \widehat E = {90^0}\)
HM = EB (vì cùng bằng DE)
Do đó: ∆ HIM = ∆ EMB (c.g.c)
⇒ IM = MB (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: AB = BM = AI = IM
Tứ giác ABMI là hình thoi.
Mặt khác, ta có ∆ ACB = ∆ MEB (chứng minh trên)
\(\eqalign{ & \Rightarrow \widehat {CBA} = \widehat {EBM} \cr & \widehat {CBA} + \widehat {ABE} = \widehat {CBE} = {90^0} \cr} \)
Suy ra: \(\widehat {EBM} + \widehat {ABE} = {90^0}\) hay \(\widehat {ABM} = {90^0}\)
Vậy : Tứ giác ABMI là hình vuông.
Câu 153 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho tam giác ABC. Vẽ ở ngoài tam giác các hình vuông ABDE, ACFH.
a. Chứng minh rằng EC = BH, EC ⊥ BH.
b. Gọi M, N theo thứ tự là tâm của các hình vuông ABDE, ACFH. Gọi I là trung điểm của BC. Tam giác MIN là tam giác gì ? Vì sao ?
Giải:
a. Ta có: \(\widehat {BAH} = \widehat {BAC} + \widehat {CAH} = \widehat {BAC} + {90^0}\)
\(\widehat {EAC} = \widehat {BAC} + \widehat {BAE} = \widehat {BAC} + {90^0}\)
Suy ra: \(\widehat {BAH} = \widehat {EAC}\)
- Xét ∆ BAH và ∆ EAC:
BA = EA (vì ABDE là hình vuông)
\(\widehat {BAH} = \widehat {EAC}\) (chứng minh trên)
AH = AC (vì ACFH là hình vuông)
Do đó: ∆ BAH = ∆ EAC (c.g.c)
⇒ BH = EC
Gọi giao điểm của EC với AB và BH lần lượt là K và O.
\(\widehat {AEC} = \widehat {ABH}\) (vì ∆ BAH = ∆ EAC) (1)
hay \(\widehat {AEK} = \widehat {OBK}\)
- Trong ∆ AEK ta có: \(\widehat {EAK} = {90^0}\)
\( \Rightarrow \widehat {AEK} + \widehat {AKE} = {90^0}\) (2)
\(\widehat {AKE} = \widehat {OKB}\) (đối đỉnh) (3)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {OKB} + \widehat {OBK} = {90^0}\)
- Trong ∆ BOK ta có: \(\widehat {BOK} + \widehat {OKB} + \widehat {OBK} = {180^0}\)
\( \Rightarrow \widehat {BOK} = {180^0} - \left( {\widehat {OKB} + \widehat {OBK}} \right) = {180^0} - {90^0} = {90^0}\)
Suy ra: EC ⊥ BH
b. Trong ∆ EBC ta có:
M là trung điểm của EB (tính chất hình vuông)
I là trung điểm của BC (gt)
nên MI là đường trung bình của tam giác EBC
⇒ MI = \({1 \over 2}\)EC và MI // EC (tính chất đường trung bình của tam giác)
- Trong ∆ BCH ta có:
I là trung điểm của BC (gt)
N là trung điểm của CH (tính chất hình vuông)
nên NI là đường trung bình của ∆ BCH
⇒ NI = \({1 \over 2}\)BH và NI // BH (tính chất đường trung bình của tam giác)
BH = CE (chứng minh trên)
Suy ra: MI = NI nên ∆ INM cân tại I
MI // EC (chứng minh trên)
EC ⊥ BH (chứng minh trên)
Suy ra: MI ⊥ BH
NI // BH (chứng minh trên)
Suy ra: MI ⊥ NI hay \(\widehat {MIN} = {90^0}\)
Vậy ∆ IMN vuông cân tại I.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 99 bài 12 hình vuông Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 154: Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chứng minh rằng AK + CE = BE....
Giải bài tập trang 99 bài 12 hình vuông Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 12.1: Hình vuông có chu vi bằng 8 thì đường chéo bằng...
Giải bài tập trang 99, 100 bài ôn tập chương I - tứ giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 157: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để EFGH là...
Giải bài tập trang 100, 101 bài ôn tập chương I - tứ giác Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 161: Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD và CE cắt nhau ở G. Gọi H là trung điểm của GB, K là trung điểm của GC...