Luyện từ và câu - Tổng kết vốn từ
1. Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau :
Từ |
Đồng nghĩa |
Trái nghĩa |
a) Nhân hậu |
|
|
b) Trung thực |
|
|
c) Dũng cảm |
|
|
d) Cần cù |
|
|
2. Đọc bài Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 156), nêu nhận xét về tính cách của cô Chấm và tìm những chi tiết, hình ảnh trong bài minh hoạ cho nhận xét của em.
Tính cách cô Chấm | Chi tiết, hình ảnh minh họa |
Trung thực, thẳng thắn | ....................... |
....................... | ....................... |
Trả lời:
1. Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau :
Từ |
Đồng nghĩa |
Trái nghĩa |
a) Nhân hậu |
nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,... |
bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn,... |
b) Trung thực |
thành thực, thành thật, thật thà, chân thật,... |
dối trá, gian dối, gian manh, xảo quyệt,... |
c) Dũng cảm |
anh dũng, mạnh dạn, gan dạ, bạo dạn,... |
nhát gan, nhát cáy, hèn yếu, bạc nhược,... |
d) Cần cù |
chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,... |
lười biếng, lười nhác,... |
Tính cách cô Chấm |
Chi tiết, hình ảnh minh họa |
- Trung thực, thẳng thắn |
Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nói ngay, nói thẳng băng, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm, được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa |
- Chăm chỉ, yêu lao động |
Chấm thì cần cơm và lao động để sống, Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được |
- Giản dị |
Chấm không đua đòi may mặc, Chấm mộc mạc như hòn đất |
- Giàu tình cảm, dễ xúc động |
Hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc gần suốt buổi, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt |
Giaibaitap.me
Tập làm văn - Tả người. Lập dàn ý chi tiết một trong các đề bài gợi ý sau: Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
Luyện từ và câu - Tổng kết vốn từ. 1. Tự kiểm tra vốn từ của mình :
Tập làm văn - Làm biên bản một vụ việc. 1. ĐỌC BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VẰN ĂN HỐI LỘ CỦA NHÀ CHUỘT
1. Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần :