Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.
Mở đầu buổi lễ, các em lớp Một mặc đồng phục mới, tay vẫy cờ hoa, xếp thành hàng đôi, cùng thầy cô giáo tiến vào vị trí trung tâm của sân trường trong tiếng trống chào mừng và tiếng vỗ tay giòn giã. Những đôi mắt mở to, lạ lẫm trên khuôn mặt ngây thơ trông thật đáng yêu.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, các em được xem một chương trình văn nghệ đặc biệt. Hoạt cảnh “Ngày đầu tiên đi học" và bài hát truyền thống của trường là lời chào thân thương gửi tới những thành viên mới của ngôi nhà Ban Mai mến yêu.
Tiếp đến, cô Hiệu trưởng nói lời chào mừng và dặn dò các em học sinh nhỏ nhất trường. Cô không quên căn dặn các anh chị lớp trên phải yêu thương, giúp đỡ các em. Cô tặng mỗi em một chiếc thẻ xinh xắn hình con thú ngộ nghĩnh có ghi tên và lớp.
Cuối buổi lễ, một em học sinh lớp Một đại diện chia sẻ cảm xúc trong ngày đầu năm học mới.
Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
(Minh An)
a. Bài văn thuật lại sự việc gì? Ở đâu? Khi nào?
b. Bạn nhỏ được chứng kiến hay tham gia sự việc đó?
c. Tìm trong bài văn:
– Đoạn mở bài.
– Các đoạn văn ở phần thân bài và xác định nội dung mỗi đoạn.
– Đoạn kết bài
d. Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự nào? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Trả lời:
a. Bài văn thuật lại buổi diễn ra ngày khai trường, đón sinh viên lớp Một vào trường. Buổi khai trường diễn ra tại trường học, vào năm học này.
b. Bạn nhỏ được chứng kiến lễ đón học sinh lớp Một vào trường.
c. Đoạn mở bài là: “Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.”
Các đoạn văn ở phần thân bài – nội dung mỗi đoạn:
(Đoạn 1): Từ “Mở đầu buổi lễ,… trông thật đáng yêu.”: Lễ diễu hành.
(Đoạn 2): Từ “Sau khi ổn định chỗ ngồi,… ngôi nhà Ban Mai mến yêu.”: Theo dõi văn nghệ.
(Đoạn 3): Từ “Tiếp đến…. có ghi tên vào lớp.”: Cô Hiệu trưởng phát biểu.
(Đoạn 4): Từ “Cuối buổi lễ,…năm học mới.”: Đại diện học sinh lớp Một phát biểu.
Đoạn kết bài là: “Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.”
d. Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra sự việc (trình tự thời gian)
Từ ngữ cho em biết điều đó là: Mở đầu; sau khi; tiếp đến; cuổi buổi.
* Ghi nhớ: Bài văn thuật lại một sự việc được chứng kiến, tham gia thường gồm ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
2. Thân bài: Thuật lại diễn biến sự việc theo trình tự không gian hoặc thời gian.
Lưu ý: Thân bài có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn.
3. Kết bài: Nêu kết thúc của sự việc. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
Câu 2 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn thuật lại một việc làm tốt.
(1) Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.
(2) Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
(3) Ở trạm dừng tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.
(4) Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.
(5) Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.
(6) Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.
(7) Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.
Trả lời:
(4) Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.
(1) Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.
(6) Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.
(3) Ở trạm dừng chân tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.
(7) Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.
(5) Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.
(2) Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
Câu 3 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Mỗi ý ở bài tập 2 có thể xếp vào phần nào của bài văn thuật lại một sự việc?
Trả lời:
- Mở bài: 4. Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.
- Thân bài:
1. Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.
6. Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.
3. Ở trạm dừng chân tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.
7. Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.
5. Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.
- Kết bài: 2. Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
Vận dụng 1: Chọn một cánh trên Bông hoa yêu thương.
Trả lời:
Em chọn cánh hoa Người có hoàn cảnh khó khăn.
Vận dụng 2: Kể 1 – 2 việc em có thể làm để thể hiện sự quan tâm hoặc tình yêu thương đối với người ghi trên cánh hoa chọn được.
Trả lời:
- Em góp tặng quần áo cũ mà em ít mặc cho các bạn học sinh ở vùng sâu vùng xa.
- Em đem tặng sách truyện của mình cho các bạn bệnh nhi nghèo ở Viện nhi trung ương.
Giaibaitap.me
1. Tìm từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai. 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu? 4. Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
1. Tìm 2 – 3 động từ phù hợp với yêu cầu ghi trên mỗi thẻ dưới đây: 2. Tìm 2 - 3 động từ: a. Có tiếng thương. M: Thương cảm. b. Có tiếng quý. M: quý mến. c. Có tiếng mong. M: nhớ mong. Đặt 2 – 3 câu về hoạt động, trạng thái của người, vật trong tranh.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm. 1. Nhớ lại một việc làm tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm. Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
1. Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm? 2. Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hoà? Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao?