Nội dung chính Quả ngọt cuối mùa:
Bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của nhà thơ Võ Thanh An đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà.
Khởi động
Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân.
Trả lời:
Khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và xúc động.
Bài đọc
Quả ngọt cuối mùa
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào.
Giêng, Hai rét cứa như dao
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom Đoài rồi lại ngắm Đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn
Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương
Bà ơi, thương mấy là thương
Vắng con xa cháu tóc sương da mồi
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
Võ Thanh An
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai.
Trả lời:
Từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai là: rét cứa như dao; sương táp; chim ăn.
Câu 2 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu?
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu: bà giữ; dành tận cuối mùa; chờ con phần cháu bà chưa trẩy; nom Đoài rồi lại ngắm Đông.
Câu 3 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì?
"Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mặt, chuyên cần toả hương"
Chọn đáp án đúng:
• Tả chùm quả giúp ong làm mật, giúp hoa toả hương.
• Tả những chú ong chăm chỉ, cần mẫn làm ra mật ngọt.
• Tả những bông hoa chuyên cần toả hương thơm ngát.
• Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.
Trả lời:
• Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.
Câu 4 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
Trả lời:
Khổ thơ cuối là tình cảm của con cháu dành cho bà. Con cháu đều cảm nhận được sự quan tâm, dành dụm của bà, hết mực vì con thương cháu. Bà dù có đầu bạc, da mồi, bà càng thêm yêu gia đình, yêu cuộc sống này.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương
(a) Tìm đọc một bài thơ viết về:
Tình cảm gia đình • Mẹ vắng nhà ngày bão (Trần Đăng Khoa) • Giữa vòng gió thơm (Quang Huy)
|
Tình cảm bạn bè • Gọi bạn (Định Hải) • Đội lân xóm em (Nguyễn Lãm Thắng)
|
?
|
(b) Ghi chép những nội dung thú vị vào Nhật kí đọc sách.
Tên bài thơ |
||
Tên tác giả |
Từ dùng hay |
Hình ảnh đẹp |
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Đoạn thơ em yêu thích và giải thích lí do.
Trả lời:
a. Bài thơ về tình cảm gia đình
Gia đình hạnh phúc
Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban
Đâu là hạnh phúc thế gian
Có cha có mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau.
Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người mẹ cha.
(Trần Thiên Ân)
b.
Tên bài thơ: Gia đình hạnh phúc |
||
Tác giả: Trần Thiên Ân |
Từ dùng hay: rạng ngời; riêng ban; vượt tường. |
Hình ảnh đẹp: Con cái là lộc trong người mẹ cha. |
c. Em chia sẻ với bạn mình về bài thơ trên, Nhật kí đọc sách và đoạn thơ em yêu thích:
Em yêu thích đoạn thơ:
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau.
Bởi con cái ngoan ngoãn hiếu thảo, có các quan hệ êm ấm, tốt đẹp là nguồn cổ vũ, động viên lớn đối với cha mẹ. Giúp cha mẹ tự hào, mừng vui vượt qua mọi gian nan của cuộc sống.
Giaibaitap.me
1. Tìm 2 – 3 động từ phù hợp với yêu cầu ghi trên mỗi thẻ dưới đây: 2. Tìm 2 - 3 động từ: a. Có tiếng thương. M: Thương cảm. b. Có tiếng quý. M: quý mến. c. Có tiếng mong. M: nhớ mong. Đặt 2 – 3 câu về hoạt động, trạng thái của người, vật trong tranh.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm. 1. Nhớ lại một việc làm tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm. Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
1. Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm? 2. Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hoà? Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao?
1. Xếp từ chỉ đặc điểm được in đậm trong các câu văn dưới đây vào nhóm phù hợp: a. Đào trồng ở Sa Pa cho quả to, tròn, cùi dày, vị ngọt thanh. b. Dọc đường làng, hàng tre mướt xanh đang rì rào trò chuyện với mấy chú chim xinh xắn.