Câu 1 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Bức tường có nhiều phép lạ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào.". Quy thở dài: "Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn cười:
– Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi...
Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
– Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa... Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
– Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ...
Theo Phong Thu
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Vì sao Quy nhìn vào bức tường trước mặt khi làm bài?
• Vì bức tường có màu vôi xanh mát.
• Vì bức tường trông như tấm màn ảnh rộng.
• Vì trên bức tường có những cơn mưa.
• Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy?
• chăm chỉ
• nhút nhát
• láu lỉnh
• nhanh nhẹn
c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn?
• Nhờ những hình ảnh từ bức tường có nhiều phép lạ
• Nhờ những hình ảnh từ tấm màn ảnh rộng
• Nhờ những bức ảnh bố chụp cho Quy ngày bé
• Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?
• (1) Nhìn vào bức tường (2) Ngồi vào bàn (3) Viết bài văn (4) Nghĩ đến những trận mưa
|
• (1) Nghĩ đến những trận mưa 2) Nhìn vào bức tường (3) Ngồi vào bàn (4) Viết bài văn
|
• (1) Nhìn vào bức tường (2) Nghĩ đến những trận mưa (3) Ngồi vào bàn (4) Viết bài văn
|
• (1) Ngồi vào bàn (2) Nhìn vào bức tường (3) Nghĩ đến những trận mưa (4) Viết bài văn
|
e. Trong câu "Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa." có những danh từ chỉ hiện tượng nào?
• nắng, mưa
• trời, nắng, mưa
• hôm ấy, trời, nắng
• hôm ấy, nắng, mưa
g. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm trong câu “Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài."?
• động viên
• hướng dẫn
• thực hiện
• giúp đỡ
Trả lời:
a. Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. láu lỉnh
c. Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. (1) Ngồi vào bàn
(2) Nhìn vào tường
(3) Nghĩ đến những trận mưa
(4) Viết bài văn
e. trời, nắng, mưa
g. giúp đỡ
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?
i. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?
k. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?
l. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.
Trả lời:
h. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp để Quy cũng nhớ lại những trận mưa Quy thấy, trải nghiệm. Giúp Quy có chất liệu để viết bài văn tả mưa.
i. Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ vì bố của Quy mỗi lần ngồi vào bàn, bố nhìn thẳng bức tường, nhìn một lúc rồi bố cầm bút viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Đây là phép lạ với Quy.
k. Sau khi đọc bài, em biết rằng: để viết bài văn tốt không cần phải nhìn thấy những gì hiện ra trước mắt, mà cần sự liên tưởng, tưởng tượng và nhớ lại những trải nghiệm trước đó của bản thân.
l. Câu nhận xét bạn Quy: Quy là một bạn nhỏ lém lỉnh, nhìn cuộc sống một cách chân thực, thật thà. Tâm hồn trẻ thơ trong Quy đang dần được nuôi lớn bởi người bố tài giỏi, khéo léo vô cùng.
Câu 2 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
Trả lời:
Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc về gương thiếu nhi Vừ A Dính dũng cảm.
Trong những năm của kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng gay go, ác liệt thì anh hùng Vừ A Dính là con người được sinh ra tại Lai Châu và sống trong gia đình với cơ sở cách mạng có truyền thống yêu nước. Bố của Anh là một cán bộ Việt Minh và bị thực dân pháp giam cầm sau đó thủ tiêu ở nhà tù ở năm 1949. Mẹ của A Dính là một trong những người tạo cơ sở kháng chiến của địa phương, bà từng bị bắt và đưa về giam tại đồn Bản Chăn do bị nghi ngờ tiếp tế Việt Minh.
Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy về tinh thần cách mạng ngay từ khi Anh còn nhỏ. Từ năm Anh 13 tuổi, mặc dù còn ít tuổi nhưng anh đã tự chủ động xung phong làm liên lạc, tiếp tế nguồn lương thực cho nhân dân và các cán bộ cách mạng bị bao vây ở địa phương. Chính sự gan dạ, mưu trí và bản lĩnh kiên cường đã giúp anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự liên lạc được thông suốt dù rơi vào tình huống nguy hiểm như thế nào.
Cuộc sống của anh vô cùng lạc quan và yêu đời, ý chí ham học hỏi bởi lúc nào anh cũng để cuốn sách trong áo để có thể tranh thủ học. Anh được các anh trong đơn vị hỏi sao A Dính đi và luồn rừng giỏi thế, Dính hồn nhiên trả lời “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”.
Đến năm 1949, giặc Pháp đã huy động lực lượng quân lính tại các đồn ở khu vực để vây và tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo. Hôm đó, trời mù sương, Dính đã bí mật về để gặp mẹ, mang theo cả trăm viên đạn mẹ mới trao. Không may bị rơi đúng vào ổ phục kích của giặc. Bọn giặc đánh đập tàn bạo, dã man Vừ A Dính, bắt Anh khai ra nhưng anh không hề hé miệng kiên quyết giữ bí mật. Biết không thể thoát khỏi bàn tay của kẻ thù, anh đã trả lời vờ gật đầu: “Biết biết!” , sau đó Dính được đưa khiêng hết các ngọn núi để chỉ vị trí đóng quân bộ đội. Đến chiều tối thì Dính lại chỉ về nơi xuất phát ban đầu, phát hiện bị lừa chúng đã xả băng đạn vào Vừ A Dính và treo xác lên cây đào cổ thụ. Vừ A Dính đã bị hi sinh vào chiều tối của ngày 15/6/1949, anh đã ra đi khi chưa tròn 15 tuổi.
Vừ A Dính đã hi sinh không một chút run sợ, măc dù Anh đã không còn có thể tiếp tục thực hiện cách mạng nhưng với khí phách vô cùng kiên cường, bất khuất vẫn luôn thắm sáng cả núi rừng Tây Bắc. Con người ở nơi đây luôn tự hào kể về tấm gương của cậu bé người Mông.
Ngày nay, Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Liên đội, Chi đội, nhà trường. Ngoài ra, qua truyện “ Vừ A Dính” đã được nhà văn Tô Hoài ghi lại tấm gương đó. Cùng với đó là ca khúc “ Vừ A Dính – Người thiếu niên Anh hùng” và “ Vừ A Dính bất tử” luôn được hát ngân vang tại các buổi sinh hoạt của Đội.
Ở tuổi 15, Vừ A dính đã tự nguyện hi sinh về sự tự do của dân tộc, lấy lại cuộc sống hòa bình như ngày nay. Khi đọc bài viết này chúng ta hãy tự hỏi bản thân đã làm được gì cho quê hương đất nước. Vì vậy, dù cho ở độ tuổi nhỏ hay lớn thì mỗi chúng ta cần phải có ước mơ, hoài báo cùng lý tưởng cao đẹp, từ đó cần ra sức, chăm chỉ học tập, có trách nhiệm, đóng góp một công sức nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Giaibaitap.me
1. Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha? 2. Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."? 3. Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.
1.Thay * bằng một trong các từ hơi, rất, quá, lắm. 2. Sắp xếp các tính từ trong mỗi nhóm sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc. 3. Thay từ in đậm trong các câu sau bằng một tính từ phù hợp giúp câu văn sinh động hơn.
Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng. 1. Trao đổi với bạn: a. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
1. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì? 2. Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt? 3.Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?