Nội dung chính Mạc Đĩnh Chi:
Người tài năng, trung hiếu không cần phô trương, thể hiện ra vẻ bề ngoài. Vẻ đẹp và sự tài giỏi cốt nằm ở trong thâm tâm, trong tầm vóc và lí tưởng tâm hồn
Khởi động
Chia sẻ về một tấm gương hiếu học mà em biết.
Trả lời:
Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.
Bài đọc
Mạc Đĩnh Chi
Nhà họ Mạc ở Lũng Động sinh được một người con trai, đặt tên là Mạc Đĩnh Chi. Cậu bé càng lớn càng thông minh, lại rất chăm chỉ học hành và có tài ứng đối mau lẹ.
Năm đó, Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi và đỗ đầu. Khi vào chầu, vua thấy dung mạo của ông không đẹp nên muốn thử tài một lần nữa. Nhà vua ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi tâu vua xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua một bài phú có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.
Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp, bài phú lại hay, phô bày vẻ đẹp, hương thơm của bông sen trong giếng nước. Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.
Xem xong bài phú, vua Trần Anh Tông quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên của khoa thi ấy.
Với lòng yêu nước, thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc lớn cho đất nước.
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?
Trả lời:
Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất: thông minh, chăm chỉ học hành, tài ứng đối mau lẹ.
Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?
Trả lời:
Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách: hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.
Mạc Đĩnh Chi trả lời một cách đặc biệt, ông xin được trả lời bằng giấy. Ông dâng vua một bài phú có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc”
Câu 3 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?
Trả lời:
Để Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước là nhờ vào tài ứng đối của ông. Khéo léo và xử lí tốt trong các tình huống giúp cho nước ta có thể tránh được những kế sách, âm mưu nguy hiểm của quân thù.
Câu 4 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.
Trả lời:
Mạc Đĩnh Chi là một người thông minh. Không chỉ chăm chỉ, bản thân chúng ta cũng cần ứng đối như Mạc Lĩnh Chi để xử lí tình huống, vấn đề trong cuộc sống cho phù hợp, thuận lợi.
Giaibaitap.me
1. Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết. Gợi ý: 1. Em cần nói những gì về nhân vật? a. Giới thiệu về nhân vật: tên, tuổi,… b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật.
Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng. 1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 85 (Tiếng Việt 4, tập một), viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài.
1. Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ. 2. Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào? 3. Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Bác?
1. Tìm 2 – 3 tên riêng theo yêu cầu ghi trên mỗi thẻ: Tên người thân của em, tên công trình kiến trúc mà em biết, tên đất nước em đã học. 3. Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một việc em đã làm để thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”.