Nội dung chính Yết Kiêu:
Yết Kiêu là người phi thường, vừa có lòng yêu nước, vừa có tài mưu trí. Khẳng định con người Việt Nam ta sẽ quyết thắng, từ trận này qua trận khác, quyết tâm đuổi lũ xâm lược ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
Khởi động
Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật dưới đây:
Trả lời:
Trạng nguyên Lương Thế Vinh là một bậc đại tài trong lịch sử nước ta. Ông thông minh ứng biến trước Sứ Tàu để bày cách cân cân nặng của con voi. Ông cho dắt voi lên thuyền, đánh dấu mực nước chênh lệch khi voi ở trên thuyền/ khi xuống thuyền. Xếp đá cho nước đạt mức chênh tương tự - rồi cân số cân nặng của đá. Từ đó, quy ra được cân nặng của voi là bao nhiêu.
Bài đọc
Yết Kiêu
1. Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu gặp cha
Yết Kiêu: - Con đi giết giặc đây, cha ạ!
Người cha: - Mẹ con mất sớm, cha thì tàn tật không làm gì được.
Yết Kiêu: - Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…
Người cha: - Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi, con cứ đi.
2. Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: - Trẫm cho nhà người nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giắc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua: - Người dân thường mà phi thường. Trẫm muốn biết ai dạy người?
Yết Kiêu: - Dạ tâu bệ hạ, người đó là cha thần.
Nhà vua: - Ai dạy cha ngươi?
Yết Kiêu: - Ông của thần.
Nhà vua: - Ai dạy ông ngươi?
Yết Kiêu: - Vì căm thù quân giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
3. Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: - Mi là ai?
Yết Kiêu: - Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt.
Tướng giặc: - Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?
Yết Kiêu: - Phải!
Tướng giặc: - Phải là thế nào?
Yết Kiêu: - Phải là lẽ phải thế!
Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!
Yết Kiêu: - Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!
Tướng giặc: - Này, ta hỏi thật, nước Nam có nhiều người lặn giỏi như mi không?
Yết Kiêu: - Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha?
Trả lời:
Chi tiết nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha là: Yết Kiêu xin cha đi giết giặc. Cha và Yết Kiêu đều lo cho vận nước, nên cha cũng không ngăn cản Yết Kiêu ra trận.
Câu 2 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."?
Trả lời:
Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường." vì Yết Kiêu có cách đánh địch lạ lùng. Không dùng binh khí để chém giết mà lấy dùi đục đánh chìm thuyền địch.
Câu 3 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.
Trả lời:
Từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh:
+ Bị lôi đi chém đầu, liền nói làm vậy vô ích vì thuyền vẫn chìm.
+ Nói khống có nhiều người lặn giỏi, tự hạ thấp tài của mình.
Từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự gan dạ:
+ Khẳng định là người đục mấy chục chiến thuyền.
+ Cho rằng thuyền địch xâm lăng thì phải bị chìm.
Câu 4 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào?
Trả lời:
Màn kịch thứ ba kết thúc bằng việc Yết Kiêu lừa thành công tướng địch, nhảy xuống nước trốn đi.
Câu 5 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Phân vai, đọc một đoạn kịch mà em thích.
Trả lời:
Em và bạn trong lớp phân vai đọc một đoạn kịch bất kì.
Giaibaitap.me
1.Thay * bằng một trong các từ hơi, rất, quá, lắm. 2. Sắp xếp các tính từ trong mỗi nhóm sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc. 3. Thay từ in đậm trong các câu sau bằng một tính từ phù hợp giúp câu văn sinh động hơn.
Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng. 1. Trao đổi với bạn: a. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
1. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì? 2. Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt? 3.Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?
1. Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết. Gợi ý: 1. Em cần nói những gì về nhân vật? a. Giới thiệu về nhân vật: tên, tuổi,… b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật.