Nội dung chính Thuyền trưởng và bầy ong:
Em bé chơi trò thả diều với nhiều ước mơ, nhiều liên tưởng tốt đẹp. Mong muốn mình luôn bay cao, bay xa vào không trung, vào biển rộng mênh mông. Sự tự tin trong cách nghĩ và sự lém lỉnh ngoan ngoãn đã làm hình ảnh “thuyền trưởng” thêm đẹp biết bao.
Khởi động
Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Em quan sát được cậu bé thả diều đang vui chơi, cười đùa với con chó nhỏ trên sườn đồi đầy hoa và nắng. Cánh diều bay thật cao, trông thật sặc sỡ.
Bài đọc
Thuyền trưởng và bầy ong
Đàn ong cảnh chở nắng
Bay qua vườn mướp vàng
Ghẻ cành râm bụt đỏ
Binh mật đầy vẫn mang.
Diều như buồm căng gió
Trời xanh màu đại dương
Em là người thuyền trưởng
Kéo buồm vào mênh mông.
Chiều loang dần trên cát
Rơi tiếng chim gọi ngày
Nắng quánh vàng như mật
Ong về hay còn bay?
Cập bến thôi diều nhé!
Sao đã thắp hải đăng
Cơm chiều mẹ đã dọn
Về thôi thuyền, sương giăng.
Đàn ong siêng, về tổ
Thuyền trưởng ngoan, về nhà
Ngày mai cùng với nắng
Ong và diều bay xa.
(Thục Linh)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp?
Trả lời:
Hình ảnh đàn ong chở nắng: hình ảnh này đẹp ở chỗ, nắng vẫn chiếu toả khắp muôn nơi, không cần ai đón đưa, chở đi cả! Đàn ong chở nắng là hình ảnh đàn ong bay dưới nắng để đi tìm hoa lấy mật.
Câu 2 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị?
Trả lời:
Tả trò chơi thả diều mà ví cánh diều như cánh buồm căng mình trước gió biển; ví bầu trời xanh là đại dương đầy nước; em là người thuyền trưởng lái tàu, kéo buồm đi mênh mông vùng biển.
Cách tả thật hóm hỉnh, nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng.
Câu 3 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư.
Trả lời:
Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư: chiều loang, tiếng chim gọi, nắng quánh vàng, sao thắp hải đăng, mẹ dọn cơm, sương giăng.
Câu 4 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Khổ thơ cuối bài nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ?
Trả lời:
Ước mơ của bạn nhỏ là mỗi ngày lại được bay cao, bay xa, viển vông cùng với ước mơ làm thuyền trưởng; ước mơ được chơi đùa cùng thiên nhiên, cùng cánh diều.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những ước mơ xanh
a. Tìm đọc một bài thơ hoặc lời một bài hát viết về:
b. Ghi chép những hình ảnh thể hiện ước mơ trong bài thơ hoặc lời bài hát vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát.
Trả lời:
a. Lời bài hát Em như chim câu trắng – Trần Ngọc:
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìa.
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa.
Em mong sao trên trái đất mỗi con người như em đây là chim trắng chim hòa bình.
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh.
b. Ghi chép hình ảnh thể hiện ước mơ trong lời bài hát: tung cánh giữa trời, bay giữa trời, hoa thơm nở bốn mùa, mỗi con người như chim trắng hoà bình, giữ đẹp trái đất xanh, sống yêu thương.
c. Em chia sẻ với bạn bè lời bài hát, nhật kí đọc sách, suy nghĩ của em về lời bài hát:
Lời bài hát là tiếng nói hồn nhiên của trẻ thơ, muốn góp sức nhỏ vào việc giữ vững hoà bình, an ninh, vẻ đẹp xanh tươi cho Trái đất này.
Giaibaitap.me
2. Tìm sự vật được nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào? 3. Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây: Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Tôi vui vẻ.
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe. 1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
1.Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công? 2. Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm? 3. Lời nói của cô bé khi thấy hạt táo nảy mầm nói lên điều gì?
1. Đọc các đoạn vè, đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: a. Tìm các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng những cách nào? b. Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? 2. Sử dụng biện pháp nhân hóa, thay * bằng lời nói của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây.