Câu 1 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lu lù
Con đường nào mới đắp
Tớ san bằng tăm tắp
Con đường nào rải nhựa
Tớ là phẳng như lụa.
Trần Nguyên Đào
Bé hỏi bông hoa bưởi:
- Có gì mà vui tươi?
Hoa kiêu hãnh trả lời
- Tôi sắp thành quả đấy!
Đặng Huấn
a. Tìm sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ
b. Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
c. Cách nhân hóa ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Tìm sự vật được nhân hoá trong mỗi đoạn thơ: chiếc xe lu, bông hoa bưởi.
b. Mỗi sự vật ấy được nhân hoá bằng cách:
+ Chiếc xe lu là “tớ”, có hành động san bằng, là phẳng như người.
+ Bông hoa bưởi có hành động cười vui, kiêu hãnh trả lời như con người.
c. Cách nhân hoá ấy có tác dụng: làm sự vật gần gũi, thân thuộc và dễ hiểu với các bạn nhỏ hơn.
Câu 2 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tìm sự vật được nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?
a. Trăng ơi...trăng từ đâu đến?
Hay trên đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi góc sân vàng
Trăng ơi...từ đâu đến
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em.
Trần Đăng Khoa
b. Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong nhà họ dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi".
Theo Tô Hoài
Trả lời:
a. Sự vật được nhân hoá là: trăng – nhân hoá bằng cách có hành động đến, soi, đi như con người.
b. Sự vật được nhân hoá là: con dế - được nhân hoá bằng cách gọi đồng loại là người trong nhà, có mẹ, mẹ có dặn như hoạt động của con người.
Câu 3 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Sử dụng biện pháp nhân hoá, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây:
Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Tôi vui vẻ:
– Chào những người bạn nhỏ!
Trả lời:
Tia nắng: Chào bạn nhỏ, tôi đã đến gọi cậu dậy đi học nhanh đây! Nhanh chóng kẻo muộn học nào.
Câu 4 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết 2 – 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên.
Trả lời:
Mây: Ôi chị gió đi đâu mà vội thế này? Tôi có thể giúp gì được cho chị không nhỉ?
Gió: Anh mây đó hả, tôi vội quá mà không kịp chào hỏi. Tôi đang dọn đường phố.
Mây: À, vậy để tôi giúp chị, tôi sẽ xả cơn mưa làm đường phố thêm sạch nhé!
Giaibaitap.me
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe. 1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
1.Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công? 2. Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm? 3. Lời nói của cô bé khi thấy hạt táo nảy mầm nói lên điều gì?
1. Đọc các đoạn vè, đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: a. Tìm các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng những cách nào? b. Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? 2. Sử dụng biện pháp nhân hóa, thay * bằng lời nói của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. a. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì?