Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
Gợi ý:
– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?
– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?
• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?
• Em sẽ nói những gì?
• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?
• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?
Trả lời:
Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói:
Bà tiên ơi, bà có thể cho con thật nhiều sức mạnh được không? Con muốn mình có thể lớn nhanh như thổi, làm mọi việc nhà chỉ trong tích tắc.
Vì con thấy bố mẹ con đi làm về rất mệt. Con muốn bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và để con phụ giúp việc nhà cho bố mẹ.
Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...
– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...
– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.
Trả lời:
Trong giấc mơ của em, bà tiên bỗng từ đâu hiện ra và nói: “Cháu bé tốt bụng, ta sẽ cho cháu một điều ước, cháu muốn điều ước ấy là gì nào?”. Trông thấy bà, em giật mình hỏi lại: “Bà là bà tiên trong cổ tích ạ? Có thật là cháu ước gì cũng thành sự thật không?”. Bà tiên nhin em rồi cười nói: “Ta là tiên, điều gì ta cũng giúp cháu được, hãy ước đi nào!”. Em nhanh nhảu đáp: “Dạ vậy con muốn con có thật nhiều sức mạnh được không ạ? Con muốn mình có thể lớn nhanh như thổi, làm mọi việc nhà chỉ trong tích tắc”. Bà tiên hỏi em vì sao lại ước như vậy, em trả lời: “Vì con thấy bố mẹ con đi làm về rất mệt. Con muốn bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và để con phụ giúp việc nhà cho bố mẹ.”. Bà tiên nhìn em rồi cười, bà gật đầu xoa tóc em, rồi bà quay lưng đi về màn sương mờ ảo hoà lẫn tiếng cười. Choàng tỉnh giấc, em thấy tay mình ấm nóng, tim đập nhanh. Tìm bố mẹ ở dưới bếp, em choàng ôm thật chặt mọi người trong lòng.
Câu 3 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?
– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?
– Câu cuối có ấn tượng không?
– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
– ?
Trả lời:
Em đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
Câu 4 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 CTST: Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
Trả lời:
Em và bạn bình chọn cho đoạn văn tưởng tượng thú vị. Em và bạn có thể nhờ cô kiểm tra xác minh nội dung giúp sau khi đã thảo luận xong.
* Vận dụng: Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi – đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay.
Trả lời:
Em và bạn cùng tưởng tượng đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong hỏi đáp:
Thuyền trưởng: Ong và diều ơi, các bạn cảm thấy hôm nay là một ngày như thế nào? Chúng ta đã đi rất xa, hơn cả ngày hôm qua rồi đúng không?
Bầy ong và Diều: (đồng thanh) Đúng rồi thưa thuyền trưởng, hôm nay chúng ta còn thấy nhiều hoa lạ, cảnh lạ nữa. Thật tuyệt vời.
Bầy ong: Liệu chúng ta có thể chở thêm tổ của tôi nữa được không? Hoa quá nhiều mà tôi không thể chở hết được thuyền trưởng ơi!
Diều: Đó là việc của cậu chứ, thuyền trưởng và tôi đi khám phá, sao có thể chở đồ nặng như thế được.
Thuyền trưởng: Không sao, tớ sẵn lòng giúp ong. Nhưng ong hãy cẩn thận, đừng hút mật hoa lạ, tránh gây ngộ độc nhé!
Bầy ong: Cảm ơn thuyền trưởng rất nhiều!
Giaibaitap.me
1.Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công? 2. Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm? 3. Lời nói của cô bé khi thấy hạt táo nảy mầm nói lên điều gì?
1. Đọc các đoạn vè, đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: a. Tìm các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng những cách nào? b. Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? 2. Sử dụng biện pháp nhân hóa, thay * bằng lời nói của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. a. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì?
1. Những chi tiết nào cho thấy Xíu rất mong chờ đêm Trung thu? 2. Hai chị em Xíu đã được trải nghiệm những gì trong đêm Trung thu? 3. Tìm những hình ảnh cho thấy trăng rằm rất đẹp.